23/08/2011 07:25 GMT+7

Bóng đá phía Nam thiếu ổn định

NGUYÊN KHÔI ghi
NGUYÊN KHÔI ghi

TT - Nhận định này của các chuyên gia xuất phát từ việc thi đấu không thành công của B.Bình Dương (hạng 6), Hoàng Anh Gia Lai (hạng 9) và nhất là việc rớt hạng của Đồng Tâm Long An (ĐTLA).

TT - Nhận định này của các chuyên gia xuất phát từ việc thi đấu không thành công của B.Bình Dương (hạng 6), Hoàng Anh Gia Lai (hạng 9) và nhất là việc rớt hạng của Đồng Tâm Long An (ĐTLA).

Ông Đoàn Minh Xương (cựu HLV trưởng các CLB: B.Bình Dương, Vissai Ninh Bình, Đồng Tháp và hiện là giảng viên Trường đại học TDTT II):

Sông Lam Nghệ An vô địch là một kết thúc đẹp cho V-League khi họ có hệ thống đào tạo trẻ tốt nhất hiện nay. Ngoại trừ trung vệ kỳ cựu Huy Hoàng, đội hình SLNA lên ngôi vô địch là một thế hệ mới hoàn toàn và tài năng như Trọng Hoàng, Âu Văn Hoàn, Hoàng Văn Bình. Bên cạnh đó, việc tìm được những ngoại binh giỏi ở mùa giải năm nay đã giúp họ có sự bổ sung hoàn hảo cho đội hình để đăng quang một cách xứng đáng.

Theo ông Xương, V-League 2011 cho thấy sự đi xuống của bóng đá phía Nam sau 10 năm làm bóng đá chuyên nghiệp với những đại diện như Hoàng Anh Gia Lai, B.Bình Dương và ĐTLA. Việc ĐTLA - đội bóng từng hai lần VĐQG - rớt hạng là minh chứng cho việc đi xuống trong công tác đào tạo trẻ của CLB này. Kể từ khi HLV Calisto ra đi, ĐTLA không bổ sung được cầu thủ giỏi nào mới cũng như không thể giữ lại trụ cột của mình. Tuyến trẻ của ĐTLA cũng không giới thiệu được một gương mặt nào xuất sắc trong ba năm qua.

Ngoại trừ Văn Quyết (Hà Nội T&T), V-League 2011 không giới thiệu được nhiều cầu thủ giỏi. Các CLB hầu như chỉ chú trọng cho một mùa giải trước mắt mà không nghĩ cho những năm kế tiếp. Điều đó khiến họ không đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống đào tạo trẻ để xây dựng tuyến kế thừa. Tôi đồng ý làm bóng đá chuyên nghiệp cần phải có nhiều tiền. Nhưng các nhà tài trợ khi đầu tư vào làm bóng đá cần phải suy nghĩ: Cần lấy thương hiệu trước hay chú trọng đào tạo trẻ trước? Nếu chỉ chú trọng đánh bóng thương hiệu, CLB đó không thể có tương lai khi cứ phải vung tiền ra mua cầu thủ giỏi. Điều đó không hề làm lợi cho họ và cả bóng đá VN.

Làm công tác đào tạo trẻ không hề đơn giản bởi nó phụ thuộc truyền thống của CLB, vào quy trình tuyển chọn và đào tạo. Điều này thì Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) gần như đứng ngoài trong việc giúp các CLB định hướng cho công tác đào tạo trẻ của mình. VFF hầu như không có chính sách ưu đãi cụ thể cho các CLB để họ đào tạo trẻ và kiên trì làm bóng đá lâu dài. Tại sao VFF không thử tìm hiểu và đánh giá xem mô hình đào tạo của học viện Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal hoạt động thế nào trong những năm qua, từ đó khuyến cáo các CLB làm theo hay không làm theo mô hình đó.

HLV Lư Đình Tuấn (CLB Sài Gòn Xuân Thành):

Thành tích không tốt của các CLB B.Bình Dương, Hoàng Anh Gia Lai, ĐTLA không phải là sự đi xuống của bóng đá phía Nam. Nó chỉ là sự chững lại của ba CLB này. Nguyên do có thể là do có những trục trặc trong nội bộ đội bóng, sự đầu tư chững lại và quan trọng nhất là sự thiếu ổn định trên băng ghế HLV. Thật vậy, SLNA hay Hà Nội T&T đều đạt thành tích cao nhất ở mùa bóng năm nay nhờ có sự ổn định trên băng ghế huấn luyện. Trong khi đó cả B.Bình Dương, Hoàng Anh Gia Lai và ĐTLA đều có sự thay đổi HLV trong mùa bóng năm nay. Mỗi HLV có một ý đồ huấn luyện và chọn người khác nhau nên khi thay đổi, đội bóng khó mà vận hành tốt.

Giật mình với lối đá thô bạo

Cựu cho rằng SLNA xứng đáng vô địch ở chỗ họ là đội bóng dẫn đầu giải 19/26 vòng đấu, trong đó có tới bảy trận không để lọt lưới bàn nào. “Máu lửa”, khát khao chiến thắng là điều luôn bắt gặp ở đội bóng này, đó chính là động lực để họ chơi tốt hẳn lên qua từng vòng đấu. Làm bóng đá chuyên nghiệp không chỉ nhắc tới tiền bạc mà phải đề cập tới màu cờ sắc áo, tính địa phương. SLNA luôn có trên sân 6-7 cầu thủ người địa phương. Nhờ vậy, khán giả luôn dành cho họ sự cổ vũ cuồng nhiệt dù đội đi bất cứ nơi đâu.

Ông Phúc cũng đánh giá cao nỗ lực của Hà Nội T&T. Cụ thể, tuy kém SLNA 14 điểm vào giữa lượt đi nhưng Hà Nội T&T liên tục bứt phá và gây sức ép dữ dội với SLNA cho đến trận cuối cùng. Nếu may mắn hơn, Hà Nội T&T đã bảo vệ thành công ngôi vô địch khi cú sút phạt của Antonio đừng bật xà ngang. ĐTLA rớt hạng được xem là một sự kiện của giải. Việc thay bốn HLV trưởng trong một mùa bóng khiến họ rớt hạng là điều tất yếu.

V-League mùa này có nhiều cú vào bóng theo kiểu “đá chết bỏ”. Việc trọng tài bỏ qua những vi phạm này của một số cầu thủ vô tình đã cổ xúy cho lối chơi thô bạo. Nó sẽ là cái giá phải trả rất đắt nếu cầu thủ ấy chơi ở các giải quốc tế hay chơi cho các đội tuyển quốc gia. Cụ thể, cú vào bóng quá ác của Thanh Hùng (K.Khánh Hòa) khiến tiền đạo trẻ Thái Học (HAGL) gãy chân. Điều này đe dọa sự nghiệp chơi bóng của Thái Học.

M.HÀ ghi

NGUYÊN KHÔI ghi

NGUYÊN KHÔI ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên