19/11/2014 16:19 GMT+7

Bốn năm đại học là bao nhiêu tiền?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - ​"Cất bằng đại học làm công nhân thì cũng là việc làm" - câu nói của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền vào sáng 19-11 đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc.

Sinh viên trong một ngày hội việc làm - Ảnh tư liệu

Bạn đọc LMQ nêu ra những con số: 174.000 SV tốt nghiệp không có việc làm nhân với bình quân chi phí đào tạo gia đình các em phải gánh 200 triệu đồng/SV là 34.800 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD) chưa kể thời gian 4 năm/SV nếu không đi học sẽ tạo ra thu nhập cỡ đó nữa, tổng số khoảng 3 tỷ USD. Vậy là lãng phí lớn lắm đó Bộ trưởng. 

Cũng nêu những con số, bạn đọc Đỗ Quang Đán viết: Thử tính coi cho một đứa con học 4 năm đại học, mỗi năm 25 triệu đồng! Bốn năm là 100 triệu đồng! Vậy 174.000 nhân với 100 triệu đồng là bao nhiêu bạc tiền dân ta lo cho cái sự học để có tấm bằng cử nhân mang về cất đi? 

Bạn đọc Bùi Minh Nhựt viết: "Cất bằng đại học làm công nhân thì cũng là việc làm", câu nói này của Bộ trưởng Hải Chuyền không sai, nhưng nghe thật buồn vì phía sau con số 174.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ không có việc làm hoặc cất bằng để làm công nhân, làm công việc khác không liên quan đến ngành nghề đào tạo; là hi vọng, công sức, tiền bạc và thời gian của cha mẹ và các em đã bỏ ra!" 

Bạn đọc Đặng Lam đặt câu cảm thán: "Đã đi làm, bất cứ việc gì cũng là vinh quang" Đúng là thế! Nhưng nếu thế thì... cần gì có trường Đại học, cao đẳng, trung cấp!

"Cất bằng đại học làm công nhân cũng là việc làm", vậy thì lấy bằng đại học để làm gì?

Long

Bạn đọc Quang Trí cho rằng: Nếu siết đào tạo, dẹp bỏ mấy trường đại học dởm thì VN sẽ thiếu nhân lực chứ không thất nghiệp.

Bạn đọc Nguyen Thi Duc Dam trao đổi: Cái mà người dân muốn biết là tại sao đào tạo ra lại không có việc làm? Gia đình, bản thân người ta bỏ bao nhiêu công sức tiền bạc ra để học tập, đến khi ra trường lại không có việc làm? Vậy thì nhà nước hoạch định đào tạo và công việc như thế nào? Hãy chỉ cho người dân học như thế nào cho "trúng" để khi ra trường họ có việc làm?

"Đó cũng là một sự lãng phí hết sức đau lòng!" - bạn đọc Nguyen Thi Duc Dam viết

Bạn đọc Năm An Nhứt bình luận: "Cất bằng đại học làm công nhân cũng là việc làm", câu nói "nhẹ hều" ấy đã làm "nặng đầu" nhiều người tâm huyết với sự chuyển biến xã hội cũng như 174.000 cử nhân đang thất nghiệp!"

"Quá trình học tập suốt cả 17-19 năm trời để tốt nghiệp Đại học với bao mồ hôi miệt mài học tập, bao chi phí của gia đình và bản thân dồn vào, bao nước mắt khi chạy vạy xin việc từ nơi này sang nơi khác mà vẫn...thất nghiệp!"

"Không đổ thừa kinh tế khó khăn, nhà máy đóng cửa nên phải thất nghiệp vì nhu cầu tuyển dụng người có năng lực chuyên môn còn rất nhiều mà không tuyển đủ đến người có chức năng phải thốt lên: "Thừa thầy, thiếu thợ"?! Rồi mỗi năm tiếp tục tuyển sinh CĐ, ĐH...liệu vào khi tốt nghiệp, nó bổ sung thêm cho danh sách "thất nghiệp có trình độ cao" dài thêm?!"

Bạn đọc Năm An Nhứt đề xuất: Bộ LĐ-TBXH và Bộ GD cần phải ngồi lại để xem nhu cầu xã hội cần gì để có kế hoạch đào tạo đúng hướng, đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp chứ cách đào tạo tràn lan như hiện nay: "Học cầu bằng; xin việc cầu may" thì cứ "thất nghiệp" dài dài...

Bạn đọc Đường Hình cùng chung quan điểm: "Vẫn biết rằng cất bằng đại học để đi làm công nhân "thì cũng là việc làm, cũng vinh quang". Nhưng thưa bà Bộ trưởng, năng suất lao động sẽ không bằng người công nhân chính hiệu và uổng công, uổng tiền đào tạo. Không được dùng đúng chuyên môn thì kiến thức sẽ mai một dần."

Bạn đọc Đường Hình đặt vấn đề: "Hi vọng chúng ta sớm thay đổi áp dụng định nghĩa thất nghiệp để những người có trách nhiệm thấy rõ hơn tình trạng "khát" việc làm của những người yêu lao động."

Bạn đọc Michael viết: Thế thì đóng cửa hết các trường đại học đi, cho tất cả đi làm công việc lao động đơn giản đi cho có nhiều việc làm và hạ tỉ lệ thất nghiệp cho sướng.

Bạn đọc Lê Hồng Phong đưa ra giải pháp: Nếu như đào tạo mà thất nghiệp như thế thì nên bàn với Bộ Giáo dục đóng cửa một số trường đại học để khỏi tốn tiền vô ích của người dân.

Về con số 174.000 sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng Hải Chuyền cho biết dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đã được cập nhật qua từng thời kỳ.

Tuy nhiên, trong những năm này, tình hình kinh tế xã hội gặo nhiều khó khăn, vài trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, giải thể. Nếu không có tình trạng này, họ nhất định sẽ có việc làm.

Bộ trưởng cũng cho rằng không phải 174.000 người này đang ngồi chơi mà họ vẫn đang tìm việc làm để sống, nói thất nghiệp chỉ là không làm đúng ngành nghề đào tạo.

Nhiều người đang đi làm ở các doanh nghiệp địa phương, cất bằng đại học làm công nhân thì cũng là việc làm. Đã đi làm, bất cứ việc gì cũng là vinh quang. Bộ sẽ cố gắng làm hết trách nhiệm để họ được làm đúng ngành nghề.

(trích từ bài "")

 

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên