Loại trái cây này được ưa thích nhờ vị ngọt thanh mát, cùng hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin, protein và nhiều khoáng chất khác.
Lợi ích của trái bòn bon
-Bảo vệ da và chống oxy hóa: Trong mỗi 100g bòn bon có tới 131 -150U vitamin A, dinh dưỡng quan trọng trong việc duy trì thị lực cũng như bảo vệ da.
-Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong trái cây này cũng giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm.
-Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Do hàm lượng phốt pho cao (20,5 mg/100g), ăn trái bòn bon còn có thể giúp tăng cường và làm trắng răng, cũng như giảm thiểu nguy cơ đau răng.
-Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Mỗi 100 gam trái cây này chứa khoảng 2,3 gam chất xơ, đủ để đáp ứng 6 đến 11% lượng chất xơ hàng ngày của người trưởng thành. Vì vậy, bòn bon là một trong những loại trái cây nên ăn để điều hòa nhu động ruột.
Bên cạnh đó, trái bòn bon giàu chất xơ nhưng lại rất ít chất béo và ít đường, nên là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm chế độ ăn kiêng khoa học và những bệnh nhân tiểu đường. Bòn bon giàu chất xơ sẽ mang lại cho bạn cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa polyphenol sẽ hỗ trợ cải thiện lượng đường bằng cách làm chậm sự hấp thụ đường.
-Điều chỉnh lượng cholesterol: Chất Niacin (Vitamin B3) trong bòn bon rất hữu ích với việc tăng lượng cholesterol tốt, giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi máu, đảm bảo sức khỏe tim mạch tốt.
-Giảm các cơn đau nửa đầu: Bòn bon có thể được đưa vào danh sách thực phẩm của người thường bị đau nửa đầu, bởi chứa một hàm lượng lớn riboflavin (Vitamin B2) đóng vai trò giảm thiểu và chống lại các cơn đau.
Trong khi trái bòn bon được sử dụng trong đồ uống, món tráng miệng, salad trái cây, mứt và thạch…thì lá và vỏ cây còn được sử dụng để làm thuốc chữa lở loét, tẩy giun.
Ăn bòn bon như thế nào để không có hại?
Bòn bon nhiều lợi ích, nhưng chỉ khi chúng ta biết cách sử dụng đúng. Một điều thú vị là tại Phillipin, bòn bon có tên là “Lason”, có nghĩa là “chất độc”. Nhựa và lá cây được sử dụng làm thuốc đuổi muỗi, và xua côn trùng. Nước ép từ vỏ cây và vỏ quả bòn bon được các thợ săn bôi lên mũi tên, nhằm khiến con mồi trúng độc.
Theo các nghiên cứu khoa học, ăn nhiều bòn bon cũng gây đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, khi ăn bòn bon nên bỏ hạt, dù to hay nhỏ. Hạt chứa cấu trúc alkaloid có độc tính cao. Mủ của trái bòn bon chưa chín cũng chứa acid lansium, gây ảnh hưởng tim.
Tuy chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về các chất độc trong mủ bòn bon đối với cơ thể người, nhưng chúng ta vẫn nên lưu ý, loại bỏ hoàn toàn hạt và vỏ khi thưởng thức trái cây này, để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận