20/08/2017 09:44 GMT+7

Bốn bạn trẻ mồ côi được tiếp sức đến trường

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Bốn gương mặt, bốn cuộc đời khổ cực, cùng chung cảnh mồ côi nhưng cùng chung ước mơ vượt qua những trở ngại để đến với giảng đường, tìm cho mình con đường tươi sáng đang chờ ở phía tương lai.

Từng lớp than đen bóc lên là thêm được chút lộ phí vào TP.HCM nhập học, tương lai của Nguyễn Thị Mỹ Dung sẽ hồng hơn từ đống than đen hôm nay - Ảnh: TRẦN MAI
Từng lớp than đen bóc lên là thêm được chút lộ phí vào TP.HCM nhập học, tương lai của Nguyễn Thị Mỹ Dung sẽ hồng hơn từ đống than đen hôm nay - Ảnh: TRẦN MAI

Những gương mặt tân sinh viên Quảng Ngãi nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” năm nay đã thể hiện một ý chí kiên cường, một cuộc đấu tranh không chỉ để sinh tồn mà còn vươn lên trong cuộc sống.

Mai này, những khuôn mặt lam lũ ấy chắc chắn sẽ thành công nếu luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và sự kiên cường mà các em đã và đang trải qua…

1. Chuyện của chàng sinh viên ĐH Giao thông vận tải TP.HCM Thới Ngọc Hiệu mẹ mất ngay ngày thi. Nén đau thương, chàng trai ấy đã làm tròn giấc mơ của mẹ và của chính mình.

Và giờ trên bãi bồi nơi người mẹ đột tử, Hiệu vẫn mải miết cùng cha trồng dưa gang, gom từng đồng bạc lẻ nhập học.

2. Còn chàng trai của núi rừng Hồ Sót Sun thì tận cùng đau khổ, sinh ra không biết cha là ai. Mẹ đã “mất tích” hơn tám năm qua, chưa một lần gọi điện hỏi thăm, chưa một lần về gặp con.

Nhưng chàng trai người đồng bào Cor ấy đã làm người làng tự hào khi trở thành tân sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn.

Không tiền, để đến trường, chàng trai trẻ đi phụ bàn cho quán nhậu kiếm tiền. Công việc nặng, công việc nhẹ, đôi khi chịu cả những trận la ó vô cớ của khách vẫn không làm Sun nhụt chí.

Cậu quyết tâm làm việc để có tiền vào đại học. Giấc mơ của Sun cô đơn như chính cuộc đời chàng trai trẻ.

3. Rồi chuyện của Phạm Thị Mỹ Dung, cô gái không cha, mẹ đau ốm liên miên nhưng 12 năm học vẫn luôn là học sinh giỏi.

Và cánh cửa mới mở ra, cô gái trở thành tân sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM).

Để có thể chăm sóc mẹ và an tâm học, cô gái trẻ vẫn đang lặn lội ở những rẫy keo, dọn cỏ kiếm tiền. Kết thúc một ngày làm việc cô lại tranh thủ chặt củi mang về bán.

Vậy đấy, 12 năm học, chừng ấy năm chiến đấu nhưng chưa bao giờ làm ý chí Dung chùn bước.

4. Cũng tên Dung, cũng mồ côi cha, cô sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM Nguyễn Thị Mỹ Dung đã làm cả huyện trầm trồ khi đạt số điểm cao nhất huyện (29,05 điểm).

Rời ghế nhà trường là lao vào lò gạch làm than, bê gạch, rồi về nhà cắt cỏ nuôi bò, chăm em. Đến khi đã trở thành tân sinh viên, nhận được giấy báo thì Dung càng làm việc nhiều hơn.

Cô gái đầy nghị lực vẫn nấn ná lại quê chưa chịu vào TP.HCM nhập học để bám lò gạch kiếm tiền…

Nguyễn Thị Mỹ Dung bám lò gạch kiếm thêm tiền trước khi vào TP.HCM nhập học - Ảnh: TRẦN MAI
Nguyễn Thị Mỹ Dung bám lò gạch kiếm thêm tiền trước khi vào TP.HCM nhập học - Ảnh: TRẦN MAI
Sau khi làm than, gạch về, Nguyễn Thị Mỹ Dung rẽ ra cánh đồng cắt cỏ mang về nuôi bò
Sau khi làm than, gạch về, Nguyễn Thị Mỹ Dung rẽ ra cánh đồng cắt cỏ mang về nuôi bò
Từ ngày thi xong, Hồ Sót Sun làm phục vụ bàn kiếm tiền viết tiếp giấc mơ đi học
Từ ngày thi xong, Hồ Sót Sun làm phục vụ bàn kiếm tiền viết tiếp giấc mơ đi học
Được bà chủ quán thương cho ở trong căn phòng nhỏ cuối quán, sau khi xong việc Hồ Sót Sun lúc nào cũng lấy hồ sơ ra coi, nôn nao đợi ngày nhập học
Được bà chủ quán thương cho ở trong căn phòng nhỏ cuối quán, sau khi xong việc Hồ Sót Sun lúc nào cũng lấy hồ sơ ra coi, nôn nao đợi ngày nhập học
Thới Ngọc Hiệu trước bàn thờ mẹ
Thới Ngọc Hiệu trước bàn thờ mẹ
Nguyễn Thị Mỹ Dung đánh đu bên vỉa lò gạch cao cả chục mét. Mỗi ngày làm gạch Dung được trả công 120.000 đồng
Nguyễn Thị Mỹ Dung đánh đu bên vỉa lò gạch cao cả chục mét. Mỗi ngày làm gạch Dung được trả công 120.000 đồng
Mỗi cây củi được đốn về nhà thì cánh cửa vào giảng đường của Phạm Thị Mỹ Dung càng hé ra rõ hơn
Mỗi cây củi được đốn về nhà thì cánh cửa vào giảng đường của Phạm Thị Mỹ Dung càng hé ra rõ hơn
Thới Ngọc Hiệu và cha vẫn phải làm việc liên tục để giấc mơ của mẹ không uổng phí
Thới Ngọc Hiệu và cha vẫn phải làm việc liên tục để giấc mơ của mẹ không uổng phí
Hiệu cùng cha hái dưa trong đêm...
Hiệu cùng cha hái dưa trong đêm...
... sau đó cùng cha mang dưa ra chợ bán
... sau đó cùng cha mang dưa ra chợ bán
TRẦN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên