Hãng tin Bloomberg ngày 18-11 dẫn các nguồn tin nắm rõ kế hoạch trên tiết lộ thêm rằng Bộ Tư pháp sẽ yêu cầu thẩm phán Amit Mehta - người đã đưa ra phán quyết Google độc quyền thị trường tìm kiếm một cách bất hợp pháp hồi tháng 8 - xem xét mảng trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ điều hành Android của Google.
Sở hữu trình duyệt web phổ biến nhất thế giới là chìa khóa quyết định mảng kinh doanh quảng cáo của Google. Tập đoàn này có thể kiểm soát cách người dùng truy cập Internet và những quảng cáo mà họ tiếp cận thông qua trình duyệt Chrome của mình.
Ngoài ra, Chrome còn là công cụ thu thập dữ liệu, từ đó sử dụng những thông tin này để điều chỉnh các chương trình khuyến mại và quảng cáo theo hướng hiệu quả hơn.
Điều này đóng góp phần lớn vào doanh thu của Google khi Chrome là trình duyệt được sử dụng rộng rãi nhất thế giới, chiếm khoảng 2/3 thị phần trình duyệt toàn cầu.
Hiện Bộ Tư pháp chưa đưa ra bình luận trước thông tin trên.
Ở phía ngược lại, bà Lee-Anne Mulholland - phó chủ tịch phụ trách pháp chế của Google - cho biết Bộ Tư pháp đang thúc đẩy “một chương trình nghị sự cấp tiến vượt xa các vấn đề pháp lý”.
Đồng thời bà Mulholland còn nhận định “việc chính phủ can thiệp như vậy sẽ gây hại cho người dùng, các nhà phát triển và nhà điều hành tập đoàn công nghệ Mỹ”.
Ông Trump sẽ chia nhỏ Google?
Động thái trên được xem là nỗ lực mạnh mẽ nhất của chính quyền Biden nhằm hạn chế tình trạng độc quyền của các tập đoàn công nghệ lớn, kể từ khi Washington thất bại trong chia tách Microsoft cách đây hai thập kỷ, theo Bloomberg.
Tuy nhiên, tình hình có thể càng thêm căng thẳng sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền vào tháng 1-2025, theo Hãng tin Reuters.
Hai tháng trước ngày bầu cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ truy tố Google vì những gì mà tổng thống đắc cử của Đảng Cộng hòa gọi là thiên vị chống lại ông.
Một tháng sau đó, ông Trump lại đặt câu hỏi liệu việc chia nhỏ tập đoàn này có phải một ý tưởng hay hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận