Trung Quốc đã nhanh chân trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng tại châu Á. Hàn Quốc mới đây tuyên bố sẽ trở thành thành viên sáng lập của Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (Reuters) |
Theo Reuters, 12 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang cố gắng chốt lại quá trình đàm phán TPP, tuy nhiên sự chậm trễ của quốc hội Mỹ trong việc xác định quyền Xúc tiến thương mại mà Tổng thống Obama cần có để dự luật được thông qua gây ra nhiều nghi ngờ liệu TPP có thành hiện thực.
Phát biểu trước chuyến công du đầu tiên của mình đến châu Á trong cương vị Bộ trưởng quốc phòng, ông Carter nói chính sách của Mỹ xây dựng sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương từng thành công vì đó là ưu tiên của cả hai đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ kêu gọi quốc hội thông qua quyền xúc tiến thương mại cho Tổng thống, trong đó nhấn mạnh rằng TPP là một trong những phần quan trọng nhất của chính sách tái cân bằng của ông Obama tại châu Á cũng như mang một ý nghĩa chiến lược mạnh mẽ.
Ông Carter diễn tả việc thông qua hiệp định TPP “cũng quan trọng như việc sở hữu thêm một hàng không mẫu hạm”.
“TPP sẽ thắt chặt quan hệ với đồng minh và các đối tác của Mỹ ở nước ngoài và nhấn mạnh cam kết lâu dài của chúng ta đối với châu Á – Thái Bình Dương”, ông Carter nói trong bài phát biểu tại Đại học Arizona trước chuyến công du đến Nhật và Hàn Quốc.
“Thời gian không còn nhiều nữa. Chúng ta đang chứng kiến nhiều quốc gia đang cố giành lấy những thị trường đó… điều này đe dọa khả năng tiếp cận của Mỹ đến các thị trường mới nổi cũng như sự ổn định của khu vực”, ông Carter nhấn mạnh.
Ít nhất 35 quốc gia, trong đó có nhiều đồng minh chiến lược của Mỹ như Anh, Pháp, Đức… tuyên bố sẽ gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng. Động thái này có thể đẩy lùi nỗ lực tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận