26/02/2014 19:19 GMT+7

Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát vết nứt cây cầu 3.600 tỷ

LÂM HOÀI
LÂM HOÀI

TTO - Chiều 26-2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng các đơn vị liên quan đã trực tiếp xuống bãi sông Hồng kiểm tra hiện trường trụ cầu Vĩnh Tuy bị nứt.

3NSTWmao.jpgPhóng to
Vết nứt xuất hiện tại trụ T22 cầu Vĩnh Tuy - Ảnh: Nguyễn Khánh
6BEvNMMi.jpgPhóng to
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thị sát vết nứt tại trụ T22 - Ảnh: Nguyễn Khánh
J6lKeQDk.jpgPhóng to
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng lắng nghe giải trình từ phía ông Phạm Hữu Sơn - tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) - Ảnh: Nguyễn Khánh
LrUCouh5.jpgPhóng to
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các đơn vị liên quan gấp rút khắc phục sự cố và đảm bảo an toàn cho cầu Vĩnh Tuy - Ảnh: Nguyễn Khánh
oM1IaOeq.jpgPhóng to
Cầu Vĩnh Tuy được xây dựng năm 2010, bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên - Ảnh: Nguyễn Khánh

Sau khi nghe đại diện Sở Giao thông vận tải và đơn vị thiết kế cầu (Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải -TEDI) báo cáo chi tiết, ông Dũng yêu cầu chủ đầu tư thuê ngay đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá mức độ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục sự cố. Ngoài ra cần phải kiểm tra toàn bộ các trụ khác và hệ thống chịu lực của cầu để kịp thời phát hiện sự cố. Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng yêu cầu Sở GTVT Hà Nội rà soát lại toàn bộ các cây cầu trên địa bàn thành phố.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - giám đốc Sở GTVT Hà Nội, vết nứt xuất hiện từ năm 2010, đơn vị quản lý đã báo cáo sở, sau đó sở phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế và các chuyên gia theo dõi vết nứt. Ông Hùng khẳng định từ sau mùa lũ 2013, vết nứt giữ nguyên không bị phát triển thêm.

Trong khi đó theo TEDI, đơn vị này đã kiểm tra hiện trường và thấy các trụ cầu làm việc ổn định, không có hiện tượng lún nghiêng. Các trụ từ T18 đến T21 không có hiện tượng nứt bêtông. Riêng trụ T22 xuất hiện vết nứt dọc có thể quan sát bằng mắt thường tại tim trụ theo chiều dọc cả hai phía. Phía Vĩnh Tuy vết nứt bắt đầu phần rỗng của thân trụ kéo lên phía trên khoảng 10m, chiều rộng vết nứt lớn nhất ở phía dưới 2mm, phía trên nhỏ dần với bề rộng khoảng 0,5mm. Mặt trụ phía Long Biên vết nứt có xu hướng tương tự, chiều rộng 0,3mm, chiều dài khoảng 8m. TEDI cho biết trụ T23 cũng xuất hiện nứt ở vị trí tương tự trụ T22 nhưng chiều rộng nhỏ, chiều dài khoảng 2-3m, chiều rộng vết nứt lớn nhất khoảng 0,3mm. Hiện tượng nứt cũng xuất hiện trên thân trụ T 24 ở phía Long Biên, bề rộng vết nứt nhỏ hơn nhiều, phải quan sát kỹ mới thấy.

Từ kết quả kiểm tra hiện trường kết hợp với rà soát hồ sơ bản vẽ và bản tính, TEDI nhận xét: vết nứt trụ T22 mang tính cá biệt trong khi các trụ có cấu tạo và điều kiện chịu lực tương đồng từ T18 đến T23 không xuất hiện vết nứt hoặc có vết nứt nhưng rất nhỏ. Đặc điểm vết nứt không phản ánh kết cấu bị hư hỏng do điều kiện làm việc của kết cấu, vết nứt có tính đơn lẻ. Vị trí và đặc điểm vết nứt ít ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của thân trụ trong điều kiện cốt thép ở vị trí vết nứt không bị hư hỏng.

LÂM HOÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên