Do đó, chúng ta cần phải đảm bảo việc ăn uống đúng, chọn lựa và sử dụng thực phẩm sạch để thận không tiếp tục bị nhiễm độc, tránh xa những thứ có hóa chất… giúp thận được nghỉ ngơi thật sự.
Trong Đông y, một số thực phẩm thường ngày và chế biến đúng cách cũng có công dụng làm thuốc bổ thận.
Một số thực phẩm có công dụng làm thuốc bổ thận
- Trứng gà: (bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng trứng) trị chứng âm hư rất hiệu quả, có khả năng tư âm nhuận táo cực tốt. Theo kinh nghiệm dân gian hay sử dụng trứng gà nấu với đậu đen hoặc đậu tương để trị chứng âm hư rất hiệu quả.
- Hến: dùng để cải thiện âm hư. Hến là một loại nguyên liệu khá rẻ và dễ kiếm. Hến có tính bình, vị ngọt mặn, có công dụng tư âm bổ thận. Ngoài công dụng là một bài thuốc bổ thận âm, hến còn có khả năng chữa được chứng đái đường. Thường xuyên thêm hến vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp cải thiện chứng âm hư nhanh chóng.
- Ba ba: Ba ba có tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm bổ thận, lương huyết, trừ thấp nhiệt, háo, khát… là một trong những bài thuốc bổ thận âm tuyệt vời cho người bị âm hư. Dùng ba ba để nấu canh với một số nguyên liệu như khởi tử, hoài sơn dược, nữ trinh tử, thục địa để chữa chứng âm hư hiệu quả.
- Hải sâm: Không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm bổ dương cho phái mạnh, hải sâm còn được sử dụng để trị chứng âm hư cực công dụng. Hải sâm tư âm, bổ huyết, nhuận táo… và là một loại thực phẩm điển hình trong những loại thực phẩm có công dụng tư âm bổ thận.
- Kỷ tử: Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư âm bổ thận ích thọ, là thứ quả cực kỳ hữu ích cho những người mắc chứng thận âm hư gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi..., đặc biệt tốt để trị liệu lao phổi, đái tháo đường, hư lao...
- Một số thực phẩm như sữa ngựa, sữa dê, củ mài, mật ong, sữa ong chúa, vừng đen, nấm đông cô, nấm kim châm, cà chua, giá đỗ các loại... cũng có thể trở thành những bài thuốc bổ thận âm dễ áp dụng tại nhà.
Những lưu ý chế độ ăn uống trong phòng bệnh thận
- Uống đủ nước từ 1,5 - 2 lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc cà phê ngay sau bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận.
- Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng 08 ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.
- Hạn chế ăn mặn, nên dùng dưới 6g muối/ngày: Chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.
- Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho người tiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá… có khi hơn 500g thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn. Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100-200g thịt, cá… mỗi ngày sẽ tốt hơn.
- Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.
- Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.
- Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng suy thận nặng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận