Theo đó, Bộ Tài chính nêu lại quy định khoảng cách giữa các lần điều chỉnh giá liên tiếp 10 ngày là đối với trường hợp tăng (giảm) giá xăng dầu trong nước. Ngày 5-12, Bộ chỉ tăng sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng xăng, dầu diezen; không phải tăng giá bán xăng dầu trong nước nên không sai.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, theo một cựu quan chức từng trực tiếp tham gia điều hành giá xăng dầu thì giải thích của Bộ Tài chính chưa thuyết phục. Thứ nhất, ngay trong thông tư 234/2009 hướng dẫn Nghị định 84/2009 của Bộ Tài chính đã nêu rõ “Sử dụng Quỹ Bình ổn giá (để thực hiện theo quy định tại khoản 1, điều 5) phải phù hợp với thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá”.
Chưa hết, Quỹ bình ổn là bộ phận cấu thành trực tiếp vào giá xăng dầu, không điều chỉnh quỹ, chắc chắn sẽ phải tăng giá, vì vậy, không thể nói tăng xả quỹ (ảnh hưởng tới cả chục tỷ/ngày tiền của người tiêu dùng đóng góp) là không cần theo thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá. Đó là chưa kể khi tính bình quân giá 30 ngày, Bộ Tài chính chỉ tính đến ngày 3-12 (theo thông cáo), mà không hề giải thích tại sao bỏ qua giá thế giới ngày 4-12 (trong khi ngày 5-12 mới quyết định điều chỉnh). Điều này có thể ảnh hưởng tới mức xả quỹ trong trường hợp giá ngày 4-12 giảm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận