17/08/2019 17:28 GMT+7

Bỏ quỹ bình ổn xăng dầu, doanh nghiệp rất vui!

TIẾN MẠNH - NGỌC AN
TIẾN MẠNH - NGỌC AN

TTO - Ai được lợi khi bỏ quỹ bình ổn xăng dầu là một câu hỏi đang có nhiều câu trả lời. Một số doanh nghiệp cho biết họ rất vui, trong khi có ý kiến cảnh báo người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

Bỏ quỹ bình ổn xăng dầu, doanh nghiệp rất vui! - Ảnh 1.

Người dân đổ xăng tại cửa hàng ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM chiều 16-8 sau khi giá xăng giảm - Ảnh: N.PHƯỢNG

Theo ghi nhận, nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ủng hộ bỏ quỹ bình ổn. Đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng thời gian vừa qua quỹ bình ổn xăng dầu đang bị lạm dụng, chi nhiều để giữ giá khiến doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để bù, tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thế nhưng, trong những văn bản gửi Chính phủ, cơ quan này lại cho rằng việc trích lập quỹ bình ổn 300 đồng/lít khiến người tiêu dùng "thiệt hơn là lợi" khi phải ứng trước tiền cho quỹ!

Tuy nhiên, một cán bộ từng tham gia điều hành giá xăng dầu cảnh báo nên nhìn dài hạn, nếu bỏ quỹ chính người tiêu dùng mới thiệt hại. 

Bỏ quỹ chính các doanh nghiệp được lợi nhất, bởi họ sẽ bớt bị ràng buộc, không còn rơi vào cảnh khi quỹ bình ổn không còn tiền phải dùng vốn kinh doanh, chủ yếu là vốn vay để giữ giá xăng dầu.

Theo vị này, bình thường người tiêu dùng phải mua xăng với giá cộng thêm 100-300 đồng/lít để nộp vào quỹ bình ổn, xem đó là "thiệt thòi". Nhưng khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, số tiền "cộng thêm" này được dùng để bù vào, giúp giá xăng dầu không tăng sốc. 

"Như vậy mức cộng thêm 300 đồng/lít tác động nhiều đến lạm phát hay mức tăng sốc, có lúc đến 2.500 đồng/lít tác động mạnh đến lạm phát nếu không có quỹ bình ổn?" - vị này đặt câu hỏi và cho rằng bản chất quỹ bình ổn không gây hại, nếu giám sát tốt lượng xăng dầu bán ra của doanh nghiệp. 

Vị này nhận định quỹ bình ổn xăng dầu thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu, không mất đi, chỉ là lấy tiền lúc bình thường để dùng lúc khẩn nguy.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, một số thời điểm năm 2019, nhờ có quỹ bình ổn mà người tiêu dùng mua thấp hơn giá thế giới từ 1.400 - 2.800 đồng/lít. 

Như thời điểm 18-3-2019, nếu không có quỹ bình ổn, giá xăng E5RON92 cao hơn giá thực tế hơn 2.800 đồng/lít.

Giữ hay bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

TTO - Sau khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, các doanh nghiệp vận tải ủng hộ, trong khi một số ý kiến cho rằng nên giữ quỹ với nhiều lý do.


TIẾN MẠNH - NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên