Cà chua rớt giá khiến dân Nghệ An phải cho heo ăn - Ảnh: DOÃN HÒA
Liên quan đến vấn đề này, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Hồng Sơn ngày 20-3 xác nhận người dân xã Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội đã phải chặt bỏ 10ha củ cải.
Tại vùng trồng su hào ở Tứ Kỳ, Hải Dương, do giá su hào xuống còn 500 đồng/củ nên người dân cũng đã phải chặt bỏ su hào tại 10ha trồng sớm, giá thấp và hiện củ đã bị già, số diện tích trồng su hào còn lại người dân vẫn đang tiếp tục chăm sóc.
Ông Sơn cũng kêu gọi trước tình hình khó tiêu thụ rau vụ xuân 2018, các doanh nghiệp cần bằng cách tiêu thụ rau cho nông dân, hỗ trợ nông dân về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Cục Trồng trọt. theo ông Sơn, cũng sẽ sớm có công văn tiếp tục rà soát diện tích trồng rau và sản lượng, đánh giá việc thực hiện liên kết và bao tiêu sản phẩm, cân đối cung cầu, tránh xảy ra thừa ế để phải kêu gọi .
Trước và sau Tết Nguyên đán vừa qua, ngoài củ cải đã có một số vùng trồng bị thừa ế, cần phải giải cứu.
Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trồng khoảng 20ha cà chua, mỗi ngày cho thu hoạch cả chục tấn nhưng không có nơi tiêu thụ khiến người nông dân đứng ngồi không yên - Ảnh: DOÃN HÒA
Chẳng hạn, tại Nghệ An, khu vực xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, giá cà chua chỉ còn vài ba ngàn đồng một kí khiến người dân phải đổ đống, cho heo ăn.
Giá cà chua ở những vụ trước lên tới 12.000 đến 15.000 đồng một ký khiến nhiều người đổ xô trồng cà chua, vì thế năm nay nông dân lâm vào cảnh được mùa rớt giá.
Trong khi đó, ở xã Tiên Sơn, huyện Đông Anh, Hà Nội, nông dân cũng điêu đứng khi giá su hào rớt thê thảm, chỉ còn 1.000 đồng một củ, bằng một nửa so với chi phí bỏ ra, chưa kể công chăm sóc.
Giá rớt khiến nông dân không thèm thu hoạch, hoặc bán tống bán tháo, còn lại số nghiền làm phân bón, số thì làm thức ăn cho heo vì không chờ được các cuộc giải cứu nông sản.
Su hào giá rẻ bèo khiến dân cho máy cày nghiền nát làm phân bón ruộng - Ảnh: HOÀI PHẠM
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận