TTCT - Hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều bầu ra những doanh nhân, người có hiểu biết về chuyên môn thể thao lẫn tài chính để đảm đương các trọng trách trong Ủy ban Olympic quốc gia. Trong quá khứ, vì những điểm tương đồng giữa bộ thể thao và Ủy ban Olympic, nhiều quốc gia vẫn sử dụng mô hình kết hợp giữa hai cơ quan này. Tiêu biểu là Malaysia. Suốt một thời gian dài, từ năm 1976 đến 1998, chủ tịch Ủy ban Olympic nước này là ông Hamzah Abu Samah, người từng giữ ghế bộ trưởng thể thao.Lindswell Kwok giành HCV wushu cho Indonesia ở Asiad 19. Ảnh: ReutersXu hướng mớiNhưng từ năm 1998, Malaysia có xu hướng tách Ủy ban Olympic khỏi Bộ Thể thao. Hoàng thân Tunku Imran giữ ghế chủ tịch Ủy ban Olympic Malaysia (MOM) suốt 2 thập niên từ giai đoạn này. Đây được đánh giá là bước chuyển mình đáng kể của nền thể thao quốc gia Đông Nam Á này. Với một vị hoàng thân trên ghế chủ tịch, MOM có được nguồn tài lực tốt hơn.Sau 2 thập niên, MOM một lần nữa thay đổi. Năm 2018, tiến sĩ Mohamad Norza Zakaria được bầu vào ghế chủ tịch Ủy ban Olympic, một lựa chọn rất thú vị. Ông Norza xuất thân từ giới thể thao, có thời gian chơi quần vợt chuyên nghiệp lúc trẻ. Nhưng ở đại học, ông theo đuổi lĩnh vực tài chính và có chứng nhận kế toán viên giám định (Chartered Accountant).Qua nhiều năm, ông trở thành một tên tuổi lừng lẫy trong giới doanh nhân Malaysia. Bắt đầu sự nghiệp của mình với Hãng kế toán Mỹ Arthur Andersen & Co, ông Norza tiếp tục kinh qua các vị trí quản lý và điều hành ở Bank Negara Malaysia (ngân hàng), Petronas (dầu khí), SPK Sentosa (bất động sản), Mun Loong Berhad (đầu tư) và Gabungan Strategik Sdn Bhd (sản xuất chế tạo). Xuất thân từ một gia đình giáo viên, ông cũng là thành viên hội đồng quản trị ở nhiều công ty niêm yết nổi tiếng tại Malaysia và là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn Citaglobal Sdn Bhd, công ty mà ông thành lập năm 2008 với nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng từ dầu khí, khách sạn, vận tải và công nghệ truyền thông.Xuyên suốt những năm tháng đó, Norza là một cái tên nổi bật trong giới thể thao Malaysia. Ông tham gia nhiều liên đoàn thể thao quốc gia, gồm chủ tịch liên đoàn cầu lông, chủ tịch liên đoàn polo và kế toán trưởng của liên đoàn bóng đá. Từ năm 2018, ông được bầu làm chủ tịch MOM. Ngay khi nhậm chức, vị doanh nhân này gây ấn tượng với phát biểu: "Sẽ phá bỏ tiền lệ, không giữ ghế MOM quá lâu".Cụ thể, ông Norza khẳng định chỉ giữ ghế ở MOM trong vòng 10 năm, và sẽ từ chức sau Olympic 2028. Ông cũng đề ra dự án "Con đường đến Olympic" với mục tiêu thể hiện rõ ràng qua cái tên. Nhiệm kỳ đầu của ông khá sóng gió khi thành tích của Malaysia ở Asiad 19 không tiến bộ so với 18, nhưng mặt khác, thể thao Malaysia những năm qua thu hút nguồn tài trợ tốt. Đây là điều dễ hiểu khi người đứng đầu Ủy ban Olympic của họ là một doanh nhân nổi tiếng.Tương tự Malaysia, Singapore cũng ngày càng tách bạch Ủy ban Olympic và bộ máy chính phủ. Trong quá khứ, người giữ cương vị chủ tịch Ủy ban Olympic Singapore (SNOC) thường cũng là các lãnh đạo bộ ngành. Nhưng từ năm 2023, doanh nhân Jessie Phua được bầu làm chủ tịch SNOC.Sự kiện này được truyền thông Singapore ca ngợi là một bước đổi mới thú vị. Bà Phua đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đứng đầu Liên đoàn bowling, một môn rất phát triển ở đảo quốc đất chật người đông này. Năm 1990, bà bắt đầu công việc kinh doanh khi quản lý Marina Superbowl, một trung tâm giải trí bowling có tiếng. Từ Marina Superbowl đến Liên đoàn bowling là những bước tiến hết sức gần gũi.Vài năm sau, bà gia nhập SNOC, trở thành một thành viên quan trọng của Ủy ban Olympic nhờ khả năng kêu gọi tài trợ. Bà từng được truyền thông đảo quốc sư tử đặt cho biệt danh "bà mẹ nuôi của đội bơi" nhờ rất giỏi kêu gọi đầu tư để cải thiện dinh dưỡng cho các kình ngư Singapore. Đây cũng là chuyện cá nhân: hai người con của bà - Shu Yan và Nikki - cũng là VĐV bơi lội có tiếng. "Trước khi là Jessie Phua, tôi là mẹ của Shu Yan. Vì vậy tôi luôn muốn đóng góp cho cộng đồng bơi lội Singapore", bà Phua nói.Giống như bà, nhiều nhân vật khác của SNOC nhiệm kỳ mới cũng được đánh giá cao vì có bản lý lịch đáng ngưỡng mộ. SNOC có 1 phó chủ tịch (trong 3 người phó) là bác sĩ - ông Benedict Tan. Ông Tan tốt nghiệp khoa y ở Đại học Quốc gia Singapore và là nhân vật tên tuổi trong giới y học thể thao châu Á. Bản thân ông từng là VĐV thuyền buồm với thành tích đỉnh cao là tấm HCV Asiad 1994. Vài năm trở lại đây, ông dành thời gian cho công tác quản lý thể thao, có đóng góp lớn cho thể thao Singapore nhờ kiến thức y khoa uyên bác. Trong SNOC còn có nhiều bác sĩ khác nằm trong ban điều hành.Những gia đình giàu truyền thống kinh doanhChủ tịch Ủy ban Olympic Indonesia - ông Raja Sapta Oktohari (sinh năm 1975) - là một doanh nhân trẻ sinh ra trong gia đình có truyền thống về kinh doanh.Những gì Oktohari làm đến giờ trong sự nghiệp của mình gần như đều gắn với thể thao. Khi mới bước chân vào con đường kinh doanh, ông gầy dựng tên tuổi trong vai trò ông bầu ở môn quyền anh chuyên nghiệp. Năm 2008, ông thành lập Công ty M-Pro chuyên đại diện cho các võ sĩ và tổ chức các trận đấu quyền anh. Nhiều võ sĩ nổi tiếng của Indonesia như Chris John, Daud Yordan, Ongen Saknoisiwi từng vô địch thế giới với sự hậu thuẫn từ M-Pro.Ngoài boxing, Oktohari còn có nhiều đóng góp vào môn xe đạp ở Indonesia. Nhằm chuẩn bị cho Olympic 2016, Ủy ban Olympic Indonesia từng bổ nhiệm ông Oktohari làm giám đốc chiến lược. Nhiệm vụ của vị doanh nhân này là tìm cách giúp VĐV Indonesia có vé dự đại hội thể thao lớn nhất hành tinh.Kết quả là Indonesia đã có 28 VĐV đến với Olympic 2016, giành 1 HCV và 2 HCB. Thành công từ giải đấu này càng giúp Oktohari được tin tưởng. Năm 2019, ông chính thức ngồi vào ghế chủ tịch Ủy ban Olympic Indonesia. Ông lập tức bắt tay vào giúp thể thao Indonesia giải quyết nhiều vướng mắc quá khứ, bao gồm chấm dứt án cấm thi đấu với nước này ở một số môn thể thao do để chính trị can thiệp. Ông cũng vận động để mang về thêm tiền thưởng cho VĐV đạt thành tích cao.Trong khi đó, chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines Abraham Toletino là một chính trị gia nổi tiếng. Vai trò nổi bật nhất của ông hiện là thị trưởng thành phố du lịch Tagaytay. Ông cũng là thành viên của Quốc hội Philippines và có vai trò ở một số ủy ban quan trọng, nhưng ông hoàn toàn không thuộc một cơ quan nào về thể thao của chính phủ. Bản thân ông là một kỳ thủ cờ vua được Liên đoàn Cờ vua thế giới (FIDE) công nhận. Ông cũng đang nắm giữ chức vụ tại Liên đoàn Cờ vua Philippines, một môn thể thao mũi nhọn của nước này. Từ năm 2019, ông Toletino giữ chức vụ chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines.■ Tags: Asiad 19Khu vực Đông Nam ÁĐông Nam ÁLiên đoàn thể thaoDoanh nhân nổi tiếngGiới doanh nhânLiên đoàn bóng đáCông việc kinh doanhĐại hội thể thao
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đẩy mạnh đột phá về thể chế vì đó là 'đột phá của đột phá' TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 24/01/2025 Chiều 24-1, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sau gần 2 ngày làm việc.
Điều động bí thư Tỉnh ủy Phú Yên làm phó trưởng Ban Kinh tế trung ương NGỌC AN 24/01/2025 Bộ Chính trị có quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Phạm Đại Dương - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - giữ chức vụ phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Cục Điện ảnh yêu cầu cắt cảnh Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu phim Thái 404 Chạy ngay đi Đ.DUNG 24/01/2025 Cục Điện ảnh cho rằng đoạn Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu của người Việt xuất hiện ở phim 404 Chạy ngay đi 'không sai phạm nhưng cắt để tránh gây hiểu sai về ý nghĩa và giá trị di sản'.