Đây là kết quả của dự án “Giám sát tài nguyên môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám”, được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành nghiệm thu sáng 13-11.
Cục Viễn thám Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết: đối với vùng biển Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, đo đạc bản đồ biển, khảo sát địa chất… nhưng chưa có công trình nào bao quát được toàn bộ bức tranh của vùng biển Việt Nam, đặc biệt trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc áp dụng công nghệ viễn thám với những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống để điều tra cơ bản và giám sát tài nguyên, môi trường vùng biển và hải đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và hoàn toàn phù hợp.
Sau 3 năm tiến hành điều tra bằng sử dụng ảnh viễn thám, dự án đã thiết lập được cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ảnh vệ tinh đa thời gian cho toàn bộ vùng biển và hải đảo Việt Nam; thành lập bản đồ địa hình bằng tư liệu ảnh vệ tinh cho 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cơ sở dữ liệu về một số yếu tố môi trường vật lý, hóa học và sinh vật vùng biển theo những khoảng thời gian trong năm (4 mùa/năm), các yếu tố lớp phủ bề mặt vùng ven biển hải đảo đã được thiết lập.
Hệ thống giám sát đa thời gian được xây dựng phục vụ công tác điều tra cơ bản theo dõi biến động tài nguyên môi trường biển và hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia; tăng cường năng lực cho việc áp dụng công nghệ viễn thám phục vụ điều tra cơ bản và giám sát tài nguyên-môi trường biển, hải đảo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận