có thể được tính cố định thêm lợi nhuận định mức của EVN - Ảnh: TTO
Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công thương vừa đưa ra lấy ý kiến, đã đưa lợi nhuận định mức của EVN cố định trong công thức tính giá bán lẻ điện bình quân.
Theo dự thảoi, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối, bán lẻ điện, điều hành quản lý ngành và chi phí khác cùng lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo vận hành, cung ứng điện và đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Đây là điểm khác biệt khi trước đây lợi nhuận định mức của EVN mặc dù vẫn được tính toán vào giá bán lẻ điện bình quân, song không phải là khoản cố định trong công thức tính.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc bổ sung lợi nhuận định mức của EVN vào công thức tính bình quân là phù hợp với cách tính trong thời gian qua.
Đơn cử như tại quyết định của Thủ tướng về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 yêu cầu EVN phải có lợi nhuận tối thiểu 3% trên vốn chủ sở hữu.
Thực tế lần tăng giá ngày 20-3-2019 vừa qua EVN đã được hưởng lợi nhuận định mức là 3% vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, với các khoản chi phí được tính vào giá điện như chênh lệch tỷ giá, các chi phí khác hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành, VCCI cho rằng cần làm rõ hơn "các chi phí khác hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành" là chi phí gì và được thực hiện theo những quy định nào?
Bởi trên thực tế, cơ quan này cho rằng việc xác định chi phí nào được tính hoặc không được tính vào giá điện không đơn giản, bởi EVN có rất nhiều khoản chi ứng với các hoạt động rất đa dạng.
Dẫn chứng là trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm, đã có trường hợp tranh luận giữa các thành viên đoàn kiểm tra về việc chi phí nào được tính vào giá điện, ví dụ, chi phí cho Tạp chí Điện lực có được tính vào giá điện hay không?
Do đó, VCCI cho rằng để tránh việc có những chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh điện được tính vào giá điện, đề nghị cơ quan soạn thảo minh định rõ nguyên tắc chỉ những chi phí phục vụ việc vận hành, cung ứng điện thì được tính vào giá điện.
Đồng thời, với các khoản chi phí cho những công việc mà nếu không có công việc đó thì cũng không ảnh hưởng đến việc vận hành, cung ứng điện trong ngắn hạn và dài hạn, VCCI đề nghị cần được loại ra khỏi giá điện.
Đơn cử như chi phí tuyên truyền tiết kiệm đưa vào giá điện là không hợp lý theo VCCI, cũng như không phù hợp với nguyên tắc "giá điện chỉ bao gồm những chi phí phục vụ việc vận hành, cung ứng điện".
Cụ thể, các phương án giá điện cần được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận