Xây dựng hệ thống tái chế pin là một cách đối phó với tình hình khan hiếm các nguồn tài nguyên và giá hàng hóa tăng cao - Ảnh minh họa: BMW
Theo tập đoàn sản xuất ôtô danh tiếng của Đức, hệ thống nói trên do liên doanh BMW Brilliance Automotive Ltd. (BBA) thuộc tập đoàn này thiết lập, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc, đồng thời buộc các nhà sản xuất ôtô phải kích hoạt hệ thống theo dõi để có thể tái chế nhiều pin hơn.
Ông Jochen Goller - người đứng đầu chi nhánh của Tập đoàn BMW tại Trung Quốc - cho biết: "Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm các nguồn tài nguyên hữu hạn và giá cả hàng hóa tăng cao, điều đặc biệt quan trọng là phải thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, tăng tỉ lệ nguyên liệu có thể tái sử dụng và giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nguyên liệu thô".
Trung tâm Nghiên cứu và công nghệ ôtô Trung Quốc dự báo tổng khối lượng pin thải loại ở Trung Quốc sẽ đạt khoảng 780.000 tấn vào năm 2025. Hệ thống khép kín của BMW sẽ xử lý các nguyên liệu thô như niken, lithium và coban.
Theo một nghiên cứu gần đây của Công ty dịch vụ kiểm toán và tư vấn PwC Strategy & (Germany), có tới 2/3 số xe điện chạy bằng pin (BEV) tiêu thụ trên toàn cầu trong quý 1 năm 2022 đã có chủ.
Nghiên cứu cho biết thị trường BEV của Trung Quốc đã tăng gấp đôi quy mô trong vòng 1 năm, đạt mốc 1 triệu đơn vị trong quý 1-2022.
BMW nhận định: "Tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc tiếp tục vượt trội so với các thị trường xe điện chủ chốt khác. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường này kể từ năm 2015, ngành công nghiệp tái chế pin ôtô cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận