22/12/2018 21:44 GMT+7

Bloomberg: Tăng trưởng kinh tế kiểu Trump nhờ... thâm hụt ngân sách

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhờ thâm hụt ngân sách, không phải nhờ thương mại hay kinh doanh như lời hứa của Tổng thống Donald Trump.

Bloomberg: Tăng trưởng kinh tế kiểu Trump nhờ... thâm hụt ngân sách - Ảnh 1.

Tăng trưởng ông mang lại được cho rằng xuất phát từ - Ảnh: REUTERS

Nền kinh tế Mỹ đang phát triển nhanh, nhưng theo Bloomberg, không nhất thiết đúng như lý do mà ông Trump đưa ra.

Tổng thống Mỹ đã hứa sẽ thúc đẩy tăng trường của Mỹ nhờ các doanh nghiệp và người nước ngoài. Nhưng thay vào đó, chính cách triển khai bảng cân đối kế toán theo hướng thâm hụt của chính phủ đã tạo ra sự tăng trưởng này.

Sau gần nửa nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Bloomberg đã khái quát lý thuyết cách làm "kinh tế kiểu Trump" như sau:

Đầu tiên, ông Trump sẽ trở nên khó khăn đối với các quốc gia khác, kể cả đối thủ lẫn đồng minh, nhằm giảm lực cản từ thương mại và thậm chí mượn nó làm động lực.

Tiếp theo, ông sẽ kích thích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Mỹ, bằng cách giảm nhẹ gánh nặng thuế cho họ. Cùng lúc đó, ông sẽ tăng nặng thuế quan đối với các đối thủ của doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài.

Khi mọi thứ không như mơ

Thế nhưng, chính hãng tin này cũng nhận định rằng mọi thứ không diễn ra theo cách đó trong thực tế.

Các loại thuế quan nặng nề, cũng như cuộc chiến thương mại của ông Trump đang khiến hoạt động thương mại Mỹ suy giảm mạnh nhất sau ba thập kỷ tính trong quý vừa qua. Chi tiêu doanh nghiệp dành cho đầu tư cơ sở sản xuất và trang thiết bị bất ngờ giảm vào tháng 11, và nhìn chung không đóng góp mấy vào tăng trưởng quốc gia.

Hơn thế, chi tiêu chính phủ đã tăng mạnh, trong khi cắt giảm thuế làm doanh thu ngân sách giảm. Kết quả là tình trạng thâm hụt ngân sách đang lớn như chưa từng thấy trong bất cứ thời kỳ tăng trưởng kinh tế nào ở Mỹ.

Nói một cách khác, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng cùng thâm hụt ngân sách.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng sự thâm hụt này không cần thiết phải xảy ra trong thời kỳ kinh tế đang tăng trưởng tốt. Thậm chí, nó còn tiềm tàng nhiều hiểm họa khi khiến nợ quốc gia Mỹ phình to.

‘Nợ như chúa chổm’

Một trường phái kinh tế học, mang tên Lý thuyết tiền tệ hiện đại, cho rằng nếu các chính phủ "vay" chính đồng tiền của họ thì không thể bị vỡ nợ.

Lý thuyết này cho rằng Mỹ có thể liên tục in tiền để thanh toán cho các "chủ nợ" của họ, vì thế lạm phát là nguy cơ duy nhất của nợ chính phủ cao.

Tuy nhiên, sự nguy hiểm sẽ tăng lên một khi các hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia vào phi vụ vay mượn này. Viễn cảnh sẽ giống như những gì đã xảy ra nhiều năm trước, khi nợ ở khối tư nhân gây ra đợt khủng hoảng kinh tế 2008.

Sau mười năm, nợ công của Mỹ đã phình to trong khi không gây ra nhiều thiệt hại tức thời hay rõ ràng nào.

Bloomberg nhận định hiện nay có rất ít dấu hiệu cho thấy giá cả ở Mỹ đang tăng, hay báo động đỏ trong thị trường kho bạc.

Tổng thống Trump nói ông đang điều hành một nền kinh tế tốt nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, ông không hề nhắc rằng động lực phía sau đó là sự thâm hụt tài chính. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ dành nhiều thời gian cho việc diễn giải ông đã đẩy mạnh thương mại và kinh doanh như thế nào.

Thế nhưng, nhiều người tin rằng vị tổng thống từng tự xưng mình là "chúa nợ" này nhận thức được cái giá của việc vay mượn này vẫn còn rẻ đối với chính phủ của mình.

Ông Trump không duyệt luật ngân sách, Chính phủ Mỹ sắp đóng cửa

TTO - Ông Trump tuyên bố sẽ không ký duyệt dự luật ngân sách ngắn hạn vì trong đó thiếu khoản tiền xây tường biên giới, điều này khiến nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ gần hơn bao giờ hết.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên