20/07/2017 17:09 GMT+7

Thanh toán điện tử đang thay thế hoàn toàn tiền mặt ở Trung Quốc

PHI DŨNG
PHI DŨNG

TTO -Các thành phố trung tâm của Trung Quốc đang dần trở thành khu vực không-xài-tiền-mặt khi các dạng thanh toán điện tử đang lên ngôi. Đây là một phần của chương trình "tài chính xanh", và quốc gia này đã tiết kiệm được rất nhiều tiền từ nó

Tương lai của đồng tiền

Trung Quốc đang dần dần loại bỏ xài tiền giấy, khi hầu hết cư dân ở các thành phố lớn đều sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán mọi chi phí sinh hoạt. Alipay và Wechat là hai ứng dụng phổ biến nhất được sử dụng tại quốc gia này, và nó đang trở thành một kênh thanh toán khác thay thế cho tiền mặt.

Các cửa tiệm và những trung tâm thương mại khổng lồ đều sử dụng những ứng dụng này, ngay cả những người ăn mày và nhạc công dường phố cũng dùng mã QR ở những thành phố lớn. Chuyên viên phân tích nghiên cứu của IDC, Shiv Putcha chia sẻ với tờ Thời Báo New York:"Nó đã trở thành một xu hướng mới. Hầu hết các công ty và thương hiệu đều dính liền với hệ thống này"

Ba năm trước, mọi người vẫn còn sử dụng tiền mặt, nhưng lúc ấy làn sóng thanh toán điện tử đang diễn ra nhanh chóng. Theo công ty tư vấn iResearch, vào năm 2016, thị trường thanh toán di động ở Trung Quốc được định giá khoảng 5.5 triệu tỷ đô la, gấp gần 50 lần thị trường ở Mỹ với 112 tỷ đô la.

Thanh toán điện tử đang thay thế hoàn toàn tiền mặt ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Biểu đồ tăng trưởng các hệ thống thanh toán qua từng năm. Nguồn: Futurism

Tencent và Ant Financial (công ty mẹ của WeChat và Alipay, lần lượt theo thứ tự) thu thập dữ liệu thanh toán từ người dùng, và đồng thời họ cũng thu phí cả người dùng lẫn đơn vị kinh doanh cho dịch vụ của họ.

Và kết quả là, lợi nhuận Quý 4 năm 2016 của Tencent ở mảng dịch vụ khác, bao gồm thanh toán di động, đã tăng gấp 3 lần từ 2015 đạt 940 triệu đô la, và công ty này cùng với Ant Financial được dự đoán sẽ vượt mặt Mastercard và Visa về số lượng thanh toán hằng ngày vào năm 2018.

Những đại học không xài tiền mặt ở các thành phố như Thiên Tân cho phép sinh viên có thể chi trả học phí và sinh hoạt phí bằng điện thoại di động, khiến cho việc sử dụng thẻ sinh viên là thừa thãi. Nếu được áp dụng toàn quốc, mô hình này có thể tiết kiệm cho các trường đại học khoảng 300.000 Nhân dân Tệ (44.034 đô la) mỗi năm cho việc sản xuất thẻ và 10 triệu Nhân dân Tệ (1.467.825 đô la) cho chi phí làm lại thẻ.

Thanh toán điện tử đang thay thế hoàn toàn tiền mặt ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Thanh toán di động. Nguồn: nudatasecurity

Các công nghệ thanh toán điện tử trên di động cũng được sử dụng để tăng cường việc tiếp cận y tế ở Trung Quốc và giảm thời gian chờ đợi trong các phòng khám hay bệnh viện.

Thanh toán điện tử là một phần của chiến dịch "tài chính xanh" được phát động ở Trung Quốc. Các công nghệ dùng để hạn chế việc in tiền giấy là nền tảng của chiến dịch này. Theo Ngân Hàng Thế Giới, các doanh nghiệp và chính phủ có thể tiết kiệm tới 75% chi phí nếu sử dụng công nghệ thanh toán điện tử.

Trung Quốc là quốc gia có lợi nhất nếu ứng dụng mô hình này vì một số lý do. Quốc gia này có rất nhiều người không tiếp cận được các ngân hàng (khoảng 12% trong tổng số những người trưởng thành không tiếp cận được các ngân hàng, sống ở Trung Quốc), số lượng người sử dụng thẻ tín dụng rất thấp (chỉ khoảng 16% dân số vào năm 2014), và thiếu các hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Rất ít người sử dụng tấm séc cá nhân, trong khi thanh toán điện tử thì tràn ngập.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất loại bỏ dần tiền giấy. Tiền xu và các hóa đơn chỉ chiếm 2% giá trị của nền kinh tế Thụy Sỹ, trong khi Thụy Điển và Đan Mạch đã loại bỏ hết tiền mặt trong hệ thống thanh toán. 

Tờ Thời Báo New Yorks tổng kết rằng tiền mặt chỉ được dùng trong khoảng 20% các giao dịch ở Thụy Sỹ vào năm 2015, trong khi con số này ở trên toàn thế giới là 75%. Ấn Độ cũng đang thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật số từ thanh toán tài chính cho đến quản lý xã hội.

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các quốc gia Bắc Âu và Trung Quốc, nằm ở việc sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ được sử dụng rất phổ biến ở Thụy Sỹ, với con số lên tới 2.4 tỷ giao dịch trong năm 2013.

Ở Trung Quốc, thẻ được xài rất ít, và xu hướng thanh toán chuyển trực tiếp từ tiền mặt sang các ứng dụng internet. Các quốc gia Đông Âu cũng bắt đầu chuyển mình, với việc mọi người từ bán hàng rong đến mục sư nhà thờ đều bắt đầu sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

PHI DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên