Blockchain “lột xác”ngành tài chính - ngân hàng

TRƯỜNG SƠN 11/10/2017 20:10 GMT+7

TTCT- Nối tiếp Internet và công nghệ điện toán đám mây, blockchain được cho là một công cụ tiếp theo giúp các doanh nghiệp xóa bỏ nhiều rào cản để giao dịch làm ăn trôi chảy, trơn tru hơn. Chi phí có thể giảm đến 20 tỉ USD/năm.

Smart-Contract-Blockchain-Security
 

 

Alan Morrison, chuyên gia công nghệ thuộc Hãng nghiên cứu PwC, cho rằng các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính, có thể tận dụng blockchain để tự động hóa nhiều khâu trong hoạt động.

Theo dự báo của PwC, đến những năm 2020, các hệ thống dựa trên blockchain sẽ được các doanh nghiệp hàng đầu áp dụng nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ nhiều rào cản kiểm tra hay xác nhận cho các giao dịch hoặc hợp đồng đơn giản.

Lợi thế lớn nhất của blockchain là giúp các bên tham gia một giao dịch không cần phải tin tưởng vào nhau mà mọi thứ vẫn trơn tru, đảm bảo, lại còn bảo mật, không có nguy cơ lừa đảo hay tội phạm tài chính. Theo Quỹ Santander InnoVentures, blockchain có thể giảm chi phí của các nhà băng khoảng 20 tỉ USD mỗi năm cho đến năm 2022.

Chuyển động từ nhà băng

Ngày 28-9, Reuters đưa tin Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) đang thử nghiệm dùng blockchain cho các khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và Canada.

Reuters dẫn lời Martin Wildberger, phó chủ tịch điều hành phụ trách công nghệ và đổi mới của RBC, cho biết blockchain sẽ giúp tăng tốc độ, giảm tính phức tạp và hạ chi phí cho khâu thanh toán.

RBC thực tế đã phát triển hệ thống blockchain từ sáu tháng trước tại một trung tâm đặt ở Toronto, sử dụng phần mềm do tổ chức mã nguồn mở chuyên về blockchain Hyperledger cung cấp.

Công nghệ blockchain hiện được cho chạy song song với hệ thống chính của RBC, cho phép nhà băng này theo dõi các khoản thanh toán qua lại giữa Mỹ và Canada theo thời gian thực, theo Wildberger.

Tìm ứng dụng cho blockchain không còn là chuyện bàn tán suông mà đã bắt đầu đi vào thực tế. Hồi tháng 6, CNBC đưa tin Hãng IBM đang xây dựng công nghệ blockchain dành riêng cho bảy ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Công nghệ của IBM, Digital Trade Chain, cũng được xây dựng trên nền Hyperledger, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.

Wiebe Draijer, chủ tịch hội đồng quản trị Rabobank, nêu một ví dụ đơn giản: nếu một công ty bán hàng cho đối tác, khi việc giao nhận thành công, blockchain sẽ tự động kích hoạt thanh toán, các bên liên quan không sợ trả tiền mà hàng không có, hoặc hàng đã đến mà bên kia “ăn quỵt”.

Trả lời phỏng vấn CNBC, Draijer cho biết toàn bộ hạ tầng và việc quản trị các giao dịch sẽ được xử lý trên blockchain, chỉ có khâu thanh toán (chuyển tiền) là sử dụng công nghệ thanh toán hiện tại. “Một khi việc thanh toán qua blockchain phát triển và hoàn thiện đến mức có áp dụng rộng rãi, chúng tôi sẽ chuyển luôn phần thanh toán sang công nghệ này” - Draijer nhấn mạnh.

Ngân hàng Wells Fargo và Commonwealth Bank of Australia hồi năm ngoái cũng từng dùng blockchain để xử lý và thực hiện các chuyến xuất khẩu cotton từ Mỹ sang Trung Quốc.

Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh

 

Cũng trong tháng 6, Daimler, hãng xe Đức sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz, hợp tác cùng Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg (LBBW) sử dụng blockchain cho một giao dịch tài chính trị giá 100 triệu euro.

Theo thông cáo của Daimler, công ty này đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp để vay số tiền trên từ LBBW và ba ngân hàng khác bằng blockchain song song với quy trình theo luật pháp thông thường.

Theo cách thông thường, để huy động khoản tiền lớn như thế, bên vay cần phải lập nhiều hợp đồng, trao đổi với các nhà đầu tư, tiến hành thanh toán, còn bên cho vay cũng phải áp dụng các cơ chế quản trị, kiểm soát phức tạp.

Blockchain sẽ tự động hóa toàn bộ quá trình này, từ lập và thực thi hợp đồng đến xác nhận trả nợ và trả lãi. Điều này giúp tiết kiệm chi phí nhân lực để thực hiện một số bước thủ công như hiện nay.

Tương tự với cơ chế của bitcoin, với khoản vay dựa trên blockchain, tất cả các bên liên quan sẽ có thể tiếp cận một bản sao của hợp đồng giống nhau và không thể chỉnh sửa được, vì thế sẽ không có chuyện gian dối hay vi phạm hợp đồng.

Vì tính chất phi tập trung của blockchain, các dữ liệu liên quan được phân bố và lưu trữ trên các máy chủ có liên quan trong mạng blockchain thay vì một nơi duy nhất.

Daimler nhận định blockchain sẽ tăng tính tự động hóa, tốc độ và bảo mật, đồng thời giảm chi phí cho các giao dịch tài chính.

“Dự án này là bước đầu tiên trong việc thử nghiệm các khả năng ứng dụng đa dạng của công nghệ blockchain, cũng như đánh giá tiềm năng của nó cho các giao dịch tài chính trong tương lai” - Bodo Uebber, đại diện của Daimler, cho biết.

smart-contract
 

 

Hợp đồng thông minh

Một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất của blockchain với giới doanh nghiệp là hợp đồng thông minh (minh họa).

Từ “hợp đồng” có thể gây nhầm lẫn bởi thực chất là “những đoạn mã lập trình trên máy tính dùng để trao đổi tiền, nội dung, tài sản, cổ phiếu hay bất cứ thứ gì có giá trị”, theo giải thích của trang blockgeeks.com.

Khi chạy trên blockchain, một hợp đồng thông minh sẽ giống như một chương trình máy tính tự thực thi mỗi khi các điều khoản được đáp ứng. Vì chạy trên nền blockchain, chương trình sẽ chạy đúng như được lập trình mà không sợ bị kiểm duyệt, lừa đảo hay can thiệp từ bên thứ ba, theo Blockgeeks.

Nền tảng hợp đồng thông minh nổi tiếng nhất hiện nay là ethereum, một đồng tiền kỹ thuật số sinh ra trên nền blockchain như bitcoin nhưng “cao cấp” hơn bởi nó cho phép giao dịch mọi thứ, thông qua các “hợp đồng” chứ không chỉ tiền như bitcoin.

Nếu các giao dịch bitcoin cần được toàn bộ máy tính trong hệ thống xác nhận để được cập nhật vào sổ cái thì với smart contract, các điều khoản của hợp đồng sẽ phải được các máy tính trong blockchain xác nhận là đã được thực hiện thì giao dịch đó mới được công nhận là thành công.

Don Tapscott, chuyên gia tài chính người Canada, tác giả quyển Blockchain Revolution (Cuộc cách mạng blockchain), cho biết ethereum có rất nhiều khả năng đặc sắc, mà một trong số đó là xây dựng smart contract, tức “các hợp đồng tự giải quyết việc thực thi, quản lý, hành động và thanh toán”.

Nếu các giao dịch bitcoin cần được toàn bộ máy tính trong hệ thống xác nhận để được cập nhật vào sổ cái thì với smart contract, các điều khoản của hợp đồng sẽ phải được các máy tính trong blockchain xác nhận là đã được thực hiện thì giao dịch đó mới được công nhận là thành công.

Có thể xem xét ví dụ ứng dụng blockchain cho hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS) như sau. (CDS là một dạng bảo hiểm cho trái phiếu: Nhà đầu tư sau khi mua trái phiếu của một công ty, nếu sợ công ty phá sản, không chi trả được sẽ mua CDS.

Người này sẽ trả phí định kỳ cho nhà cung cấp CDS, đổi lại, nếu công ty phát hành trái phiếu vỡ nợ, đơn vị này sẽ trả tiền bồi thường).

Morrison cho rằng thành công của blockchain trong việc tạo ra và “nâng đỡ” bitcoin cho thấy việc có một ứng dụng cho phép cộng đồng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tự động, trực tiếp với nhau, không cần thông qua một chính quyền trung ương, trên quy mô lớn với hàng trăm ngàn giao dịch hằng ngày hoặc hơn thế nữa là hoàn toàn khả thi.■

Không phải tất cả đều hào hứng. Ngân hàng Trung ương Canada hồi tháng 5 quyết định không dùng blockchain để phát triển hạ tầng cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng của quốc gia này sau khi nghiền ngẫm công nghệ này suốt một năm, với lý do “còn quá nhiều rào cản” cần vượt qua để biến nó thành giải pháp khả thi.

Trên Quartz ngày 10-7, Peter Randall, cựu giám đốc điều hành một sàn chứng khoán hiện đang làm việc cho công ty chuyên về blockchain SETL.io, cho rằng các sàn giao dịch chứng khoán vẫn đang hoạt động cực kỳ hiệu quả, xử lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày.

Tương tự, VISA có thể xử lý 56.000 giao dịch mỗi giây. Randall ngụ ý blockchain vẫn chưa có chỗ chen chân vào để thay thế các nền tảng lâu đời và hiệu quả này.

Bài viết của Quartz cũng cho rằng cơn sốt blockchain giống như bong bóng dotcom cuối thập niên 1990 và đầu 2000, khi nhiều công ty hào hứng tham gia để rồi phá sản.

Song, theo Ajit Tripathi - một lãnh đạo tại PwC, dù khoảng 90% các dự án áp dụng blockchain có thể sẽ thất bại, nhưng một số ít sẽ tồn tại được, và chính họ sẽ có khả năng thay đổi thế giới tài chính”.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận