Sau xìcăngđan tham nhũng làm rúng động thế giới bóng đá cuối tuần rồi, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Sepp Blatter gây bất ngờ lớn khi tuyên bố từ chức chỉ sau bốn ngày tái đắc cử thêm nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp. Tuy nhiên, cuộc điều tra tham nhũng vẫn tiếp tục. Các nhân viên FBI chuyển các thùng đựng hồ sơ từ trụ sở của CONCACAF tại Miami (Mỹ) trong khuôn khổ vụ điều tra tham nhũng ở FIFA - Ảnh: ReutersTái cấu trúc toàn diện“FIFA cần sự tái cấu trúc toàn diện”, ông Blatter nói trong bài phát biểu từ chức ngày 2-6. “Dù các thành viên FIFA đã tiếp tục tín nhiệm tôi, sự ủy nhiệm này có vẻ không nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người trong thế giới bóng đá”. Sau khi đọc các phát biểu đã chuẩn bị sẵn, ông Blatter đã rời bục và đi thẳng mà không trả lời câu hỏi của các nhà báo.Việc nhân vật quyền lực nhất thế giới bóng đá đột ngột rời cương vị của mình đã làm dấy lên nhiều câu hỏi. Điều gì đã thay đổi trong thời gian từ thứ sáu tuần trước 31-5 tới thứ ba này 2-6 khiến ông Blatter đổi ý (trước đó ông còn nói “nếu từ chức, tức tôi nhận mình đã sai)? Và quan trọng hơn, giờ ai sẽ là người dẫn dắt FIFA?Theo Domenico Scala, chủ tịch ủy ban kiểm toán độc lập của FIFA, quyết định từ chức của ông Blatter chưa có hiệu lực ngay lập tức. Ông vẫn sẽ là chủ tịch cho tới khi hội nghị bất thường của FIFA bầu ra một chủ tịch mới, và các thủ tục có thể kéo dài tới tận tháng 3-2016.Còn trả lời cho câu hỏi thứ nhất, báo Mỹ The New York Times dẫn một nguồn nội bộ của họ bên trong FIFA nói ông Blatter đứng trước áp lực lớn phải trả lời các câu hỏi của nhà chức trách Mỹ và Thụy Sĩ sau những vụ bắt bớ vì tình nghi tham nhũng và nhận hối lộ với các quan chức FIFA thời gian qua, nhưng áp lực còn lớn hơn tới từ các nhà tài trợ và chính các thành viên FIFA.Cả ông Blatter và ông Scala ngày 2-6 đều nói về yêu cầu phải cải cách Ủy ban điều hành FIFA (Exco), tổ chức sẽ bỏ phiếu chọn nước đăng cai World Cup. Ngoài ra, trong một tuyên bố phản ánh sự thay đổi hoàn toàn quan điểm, ông Blatter cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch. “Chúng tôi đã nỗ lực trong nhiều năm để cải cách bộ máy và việc này phải tiếp tục - ông nói - Chúng ta cần những thay đổi tận gốc rễ”.Ông Scala thì cho rằng hiện giờ “mọi chuyện đều có thể” trong việc cải cách FIFA, nhấn mạnh vào sự minh bạch hóa như công khai các khoản tiền bồi dưỡng cho chủ tịch và những thành viên Exco, kiểm toán chặt chẽ hơn và siết chặt các quy định tài chính.Cuộc điều tra tiếp tụcTuy nhiên, bất chấp việc ông Blatter từ chức, Bộ Tư pháp Mỹ và cảnh sát Thụy Sĩ đều đã khẳng định cuộc điều tra với các quan chức FIFA của họ vẫn sẽ tiếp tục.Ngày 31-5, Nam Phi thừa nhận chuyển cho FIFA 10 triệu USD trước khi giành quyền đăng cai World Cup 2010, nhưng lại phủ nhận đây là tiền hối lộ như nghi ngờ của Bộ Tư pháp Mỹ. Số tiền này được khấu trừ từ 100 triệu USD mà FIFA chi cho Nam Phi tổ chức giải và dành cho một quỹ phát triển của khu vực CONCACAF (Liên đoàn Bóng đá Bắc Trung Mỹ và Caribbean), theo giải thích của ông Danny Jordaan - cựu chủ tịch liên đoàn thời đó trên nhật báo Sunday Independent của Nam Phi. “Làm thế nào chúng tôi có thể “lại quả” cho những lá phiếu bốn năm sau khi đã được chọn đăng cai?” - ông Jordaan lập luận. Cũng như tổng thống Thabo Mbeki thời đó, Chính phủ Nam Phi hiện nay đã kịch liệt phản bác mọi cáo buộc tham nhũng.Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Jack Warner, chủ tịch CONCACAF, đã bỏ túi 10 triệu USD trên để đổi lấy ba phiếu ủng hộ Nam Phi tổ chức World Cup 2010. Ông Warner cùng chín quan chức của FIFA bị Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc các tội danh tham nhũng, tống tiền và “rửa tiền” với số tiền lên đến 150 triệu USD. Ông Warner đã được thả sau khi nộp bảo lãnh, trong khi bảy nhân vật khác bị giữ tại Thụy Sĩ và từ chối dẫn độ sang Mỹ.Hồ sơ điều tra dày 167 trang có nhắc đến các công ty bình phong, các thiên đường thuế, các tài khoản giấu ở nước ngoài, các phong bì tiền mặt, việc mua nhà cửa và sử dụng “các hợp đồng dịch vụ tư vấn và những dạng hợp đồng khác để tạo vẻ ngoài hợp pháp cho những vụ trả tiền bất hợp pháp”. Hàng chục triệu USD cũng được tìm thấy trong các tài khoản mở ở Hong Kong, đảo Cayman hoặc tại Thụy Sĩ.Ngân hàng Barclays, được nêu tên trong hồ sơ tư pháp cùng với hai ngân hàng khác của Anh là Standard Chartered và HSBC, đã mở cuộc điều tra nội bộ nhằm xác định xem liệu các tài khoản của họ có bị sử dụng để chuyển tiền bất hợp pháp? Cơ quan chống tội phạm tài chính của Anh (SFO) cũng thông báo đã kiểm tra các yếu tố mà họ có được liên quan đến xìcăngđan này.Về phần mình, Viện Công tố Thụy Sĩ (OAG) đã thẩm vấn bảy thành viên của Exco hội đủ ba yếu tố: bỏ phiếu cho Nam Phi năm 2010; vẫn đang tại vị và không cư trú tại Thụy Sĩ. Danh sách bao gồm Issa Hayatou (Cameroon, chủ tịch LĐBĐ châu Phi), Angel Miguel Villar Llona (Tây Ban Nha), Michel D'Hooghe (Bỉ), Senes Erzik (Thổ Nhĩ Kỳ), Marios Lefkaritis (Cypres), Hany Abo Rida (Hi Lạp) và Vitaly Mutko (bộ trưởng thể thao Nga). OAG đã tận dụng dịp họ có mặt tại Hội nghị FIFA ở Zurich để thẩm vấn. Hai thành viên khác của ban chấp hành FIFA từng bỏ phiếu cho Nam Phi năm 2010 là Blatter và chủ tịch UEFA Michel Platini đang sống tại Thụy Sĩ và có thể đến lượt họ được thẩm vấn nếu có yêu cầu.TẨY CHAY WORLD CUP?Báo chí Anh chưa bao giờ tiêu hóa nổi việc FIFA năm 2010 trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho nước Nga, đối thủ trực tiếp của họ trong cuộc chạy đua. Sau khi ông Blatter tái đắc cử bất chấp những lời kêu gọi từ chức từ phía UEFA, cụ thể là chủ tịch Michel Platini, báo chí Anh kêu gọi UEFA tẩy chay giải 2018. “Một World Cup không có các đội tuyển Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh và các nước khác sẽ là một giải đấu hạng hai” - tờ Daily Telegraph dẫn lời David Bernstein, cựu chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Anh.Theo tờ The Guardian, kết quả cuộc bầu cử vừa qua đặt ra vấn đề tẩy chay các giải do FIFA tổ chức, đầu tiên là World Cup. “Ông Blatter đã sống sót vì có quá nhiều quyền lợi gắn với hệ thống mà ông ta kiểm soát. Sự thay đổi sẽ không xảy ra nếu không có một cuộc chiến” - tờ báo Anh nhấn mạnh. Tuy nhiên, vấn đề thật sự là phải tìm hiểu xem liệu các LĐBĐ quốc gia cùng với công chúng của họ có sẵn sàng cho cuộc chiến, bất chấp việc mất phần thu nhập không nhỏ từ việc tham gia World Cup. Khổ thay, người hâm mộ và báo chí “thích mắng chửi Blatter nhưng họ cũng thích có mặt ở World Cup”. Do tầm quan trọng của bóng đá trong nền văn hóa của chúng ta, triển vọng một cuộc tẩy chay được ủng hộ rộng rãi có vẻ hơi “lạc quan”, tờ The Guardian kết luận.Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Thụy Sĩ RTS về quan hệ tương lai với UEFA, ông Blatter khẳng định: “Chúng tôi không thể sống không có UEFA và UEFA không thể sống không có chúng tôi”. Tuy nhiên, ông Blatter rốt cuộc đã không thể đứng vững sau màn “bủa lưới bắt cá” của Bộ Tư pháp và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI).Chính ông Blatter cho rằng những người Mỹ ra tay cũng chỉ vì cay cú, chứ không chỉ là thuần túy bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. “Có những dấu hiệu không đánh lừa được ai: người Mỹ từng là ứng viên chạy đua đăng cai World Cup 2022 và họ đã thua (...)”, ông nói. “Nếu người Mỹ muốn giải quyết chuyện vi phạm tiền bạc hay luật liên quan đến công dân Bắc Mỹ hoặc Nam Mỹ, thì họ cứ việc bắt giữ những người này tại Mỹ chứ không phải tại Zurich trong lúc đang diễn ra hội nghị. Chúng ta đừng quên rằng Mỹ là nhà tài trợ số 1 cho vương quốc Jordan, tức đối thủ của tôi tại cuộc bầu cử (thái tử Ali). Vụ này có gì đó không ổn”.Nhưng ngay lúc này, không ổn nhất đang chính là ông Blatter và FIFA, với cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có trong lịch sử tổ chức cũng như với chiếc ghế chủ tịch. Ai sẽ thay Blatter?Trong số các ứng viên thay thế ông Blatter, hoàng thân người Jordan Ali bin al-Hussein - người đã thua trong cuộc bầu cử chủ tịch thứ sáu vừa rồi, nhiều khả năng sẽ ra tranh cử tiếp. Ngoài ra, Michel Platini, chủ tịch LĐBĐ châu Âu, từng được coi là một ứng viên tiềm tàng thay thế Blatter. Một người khác sẽ khiến những cổ động viên bóng đá háo hức, nhưng có khả năng trở thành chủ tịch FIFA cực thấp là cựu danh thủ Luis Figo. Ngôi sao người Bồ Đào Nha, từng khoác áo cả Barcelona và Real Madrid, đã nói anh muốn ra ứng cử chủ tịch FIFA trước khi rút lui vào phút chót ở kỳ bầu cử vừa rồi. Tags: Tham nhũngFIFABlatterTham nhũng ở FIFA
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Chỉ còn 18% viên chức Đại học Quốc gia TP.HCM nhận lương từ ngân sách TRẦN HUỲNH 23/12/2024 Đại học Quốc gia TP.HCM tinh giản biên chế gần 10 năm qua với số viên chức nhận lương từ ngân sách hiện còn 1.154 người (khoảng 18%).
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.