BIS, thường được coi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, cho rằng các đồng tiền kỹ thuật số không thể có độ tin cậy như những đồng tiền mà các nước phát hành.
Không giống như các đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành, các đồng tiền kỹ thuật số được sản xuất, hay còn gọi là "đào", bằng các máy tính thông qua việc giải các thuật toán phức tạp, và sau đó được mua bán tự do trên mạng Internet.
Một sự khác biệt khác với các đồng tiền truyền thống do các nước phát hành là số lượng bitcoin không thể vượt 21 triệu bitcoin. Hiện có khoảng 17 triệu bitcoin đang được lưu hành.
Giá trị đồng bitcoin đã tăng mạnh từ mức chỉ vài xu Mỹ lên mức đỉnh 19.500 USD/bitcoin hồi tháng 12/2017, giúp một số nhà đầu tư đầu tiên vào đồng tiền kỹ thuật số này trở thành tỷ phú.
Trước đó, ông Yves Mersch, thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), hồi tháng 5/2018 cho rằng các ngân hàng muốn mua bán hay giao dịch các đồng tiền kỹ thuật số cần đảm bảo hoạt động đó được "tách biệt" một cách rõ ràng với các hoạt động khác của họ, khi ngày càng có thêm nhiều tổ chức tài chính tham gia trào lưu này.
Ông Mersch khẳng định các đồng tiền ảo "không phải là tiền tệ" và ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế thực vẫn ở mức hạn chế. Tuy vậy, ông thừa nhận rằng "điều này có thể sẽ thay đổi" trong tương lai.
Nêu rõ về những nguy cơ và rủi ro cao đi kèm với việc đầu tư vào các đồng tiền kỹ thuật số, ông Mersch lưu ý rằng giá bitcoin đã giảm mạnh từ mức xấp xỉ 20.000 USD (16.700 euro)/bitcoin hồi tháng 12/2017 xuống dưới 7.000 USD/bitcoin trong tháng 2/2018./.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận