TTCT - Một ông anh từ nước ngoài về, rất mê bóng đá, khi ngồi xem trận U23 Việt Nam - Saudi Arabia trên kênh VTV6, đã phải thốt lên: Ôi, đây là bình luận viên (BLV) hay cổ động viên? Ở trận đấu ấy, sau khi Saudi Arabia ghi bàn, tiếng BLV gần như tắc tị, ngược hẳn với sự sôi nổi, cuồng nhiệt như một cổ động viên nhiệt thành mỗi khi U23 Việt Nam tấn công hay có cơ hội ghi bàn! Không như các phương tiện truyền thông khác, người hâm mộ có rất ít lựa chọn về truyền hình khi xem bóng đá. Ví dụ các trận đấu của U23 vừa qua, VTV vẫn là kênh truyền hình phủ sóng rộng nhất, chi phí thấp nhất. Vì vậy, không thể nói rằng không thích thì đi tìm kênh khác để xem. Bóng đá là một trò chơi gồm hai đội. Ảnh: Nguyên KhôiNgày xưa…Trong lịch sử nghề bình luận bóng đá ở Việt Nam, tại miền Nam ngày xưa có một niềm tự hào lớn là ông Huyền Vũ, người đã từng được FIFA mời đích danh đến hành nghề tại World Cup 1974. Rõ ràng đến giờ này vẫn chưa có ai sánh được nếu lấy chuyện FIFA mời đích danh làm thước đo.Nhưng thôi, chuyện của ông Huyền Vũ đã quá xa rồi. Chúng ta hãy nói về đội ngũ BLV bóng đá trên đài, trên tivi từ sau ngày đất nước thống nhất. Thập niên 1980, những người mê bóng đá nếu không đến sân được thì thường theo dõi những trận đấu hấp dẫn ở giải vô địch quốc gia, các giải quốc tế như SKADA (Giải quân đội các nước xã hội chủ nghĩa) hẳn khó quên được chất giọng dù Nam hay Bắc nhưng đều rõ ràng, sôi nổi, ấm áp của ông Hoài Sơn (Đài Tiếng nói Việt Nam), Tôn Thành Cang (Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM). Quan trọng hơn, sự sôi nổi của họ không dành riêng cho một đội nào.Với BLV bóng đá trên truyền hình thì phải đến World Cup 1986 trở đi mới bắt đầu được quan tâm. Còn với bóng đá Việt thì phải từ Tiger Cup 1998. Vào thời ấy, ở VTV có ông Huy Hùng tuy không sôi nổi lắm nhưng ngồn ngộn kiến thức chuyên môn. Sau ông Hùng, phía Bắc nổi lên một loạt BLV bóng đá trên truyền hình rất được yêu thích, như Quang Huy, Long Vũ, Quang Tùng… Còn phía Nam, HTV với bộ đôi Trần Hòa Bình - Hà Nhật Tỉnh rất được khán giả yêu mến.Nhìn lại hàng loạt những cái tên vừa nêu, cho đến tận bây giờ nhiều người trong số họ vẫn còn hành nghề và thuyết phục được người hâm mộ. Sức thuyết phục của họ có thể đúc kết một cách ngắn gọn như sau: Giọng truyền cảm, dí dỏm, cung cấp nhiều thông tin, cả hậu trường sân cỏ lẫn chuyên môn bóng đá và nhất là khách quan, không quá thiên vị một đội nào.…Và ngày nayVài năm gần đây, cứ mỗi lần bóng đá Việt Nam dự một sân chơi quốc tế (và cả các giải không có Việt Nam như các VCK World Cup hay Euro), y như rằng sau mỗi trận đấu, người hâm mộ lại kêu trời với các vị BLV bóng đá trên truyền hình.Ở đây không bàn đến cái dí dỏm của nhiều BLV, mà có thể nó lọt tai người này nhưng gây dị ứng cho người khác. Chúng tôi chỉ nói về những cái sai mà người hâm mộ tuy góp ý rất nhiều song cứ như nước đổ lá khoai. Ông Nguyễn Lưu, một nhà báo thể thao tuổi ngoài 70, vốn nhiều thông cảm cho đội ngũ BLV thể thao truyền hình, nhiều lúc cũng phải bực mình thốt lên về việc các BLV của VTV thường xuyên nói “đội tuyển Việt Nam của chúng ta”! Đó là một điều rất thừa, khi bình luận bóng đá có đội Việt Nam thi đấu, bằng tiếng Việt, cho người Việt nghe, thì chẳng ai giành mất “Việt Nam” đâu, còn “của chúng ta” làm gì?Hay một từ nữa mà các BLV sai thường xuyên là… “sai số”, khi họ nói về sai sót của cầu thủ khi xử lý bóng trên sân. Nhưng mọi lời góp ý tới nay bị bỏ ngoài tai.Kế đến, sự thiên vị đội nhà là một vấn đề lớn làm ảnh hưởng đến người xem bóng đá. Thử nghĩ ngồi trước tivi là những cậu bé yêu bóng đá, song chưa đủ trưởng thành để phân định đúng sai, lại cứ phải nghe riết những kiểu bình luận như đối phương phạm luật thì bảo đá xấu, còn phe ta thì gọi là “phạm lỗi chiến thuật”. Những cách nói tránh, nói giảm như vậy gây khó chịu cho người trưởng thành biết phân định phải trái và có thể tai hại cho con trẻ khi gieo vào đầu chúng suy nghĩ của ta thì cái gì cũng đúng, cũng hay, còn của đối thủ đều xấu, dở!Hiện nay, theo dõi dư luận trên các diễn đàn yêu bóng đá, thấy có hiện tượng nhiều bạn trẻ chọn những kênh vi phạm bản quyền để theo dõi các trận bóng đá. Chúng tôi không nêu tên cụ thể để cổ xúy, nhưng rõ ràng đó cũng là một thái độ phản ứng với đội ngũ BLV chính thống rất đáng quan tâm.■ Tags: Bóng đáVTVBình luận viênBình luận viên bóng đáQuang Huy
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đẩy mạnh đột phá về thể chế vì đó là 'đột phá của đột phá' TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 24/01/2025 Chiều 24-1, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sau gần 2 ngày làm việc.
Điều động bí thư Tỉnh ủy Phú Yên làm phó trưởng Ban Kinh tế trung ương NGỌC AN 24/01/2025 Bộ Chính trị có quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Phạm Đại Dương - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - giữ chức vụ phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Cục Điện ảnh yêu cầu cắt cảnh Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu phim Thái 404 Chạy ngay đi Đ.DUNG 24/01/2025 Cục Điện ảnh cho rằng đoạn Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu của người Việt xuất hiện ở phim 404 Chạy ngay đi 'không sai phạm nhưng cắt để tránh gây hiểu sai về ý nghĩa và giá trị di sản'.