TTCT - Việt Nam được đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên nói đến bình đẳng giới thì vẫn "đường xa vạn dặm. Phóng to Chồng giúp vợ làm việc nhà là hình ảnh tốt để giáo dục con cái về sự bình đẳng Hiện nay chỉ số quyền năng giới (GEM) của Việt Nam đạt 0,554, đứng thứ 62/109 nước, thuộc nhóm nước có sự phát triển trung bình về giới. Nói chung, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và trên thế giới (đứng thứ 43/143 quốc gia trên thế giới và giữ vị trí thứ 2 trong 8 nước ASEAN); tỉ lệ phụ nữ tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đạt hơn 20% (khá cao so với khu vực và thế giới)... Tuy nhiên, thật đáng tiếc là những vụ bạo hành gia đình vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí gia tăng được phản ánh trên báo chí. Giáo dục ngay từ khi còn trẻ thơ Mỗi đứa trẻ từ khi mới được sinh ra cần được giáo dục bình đẳng giới đúng cách. Các bậc cha mẹ cần gieo vào tâm trí của trẻ nhỏ những hình ảnh đẹp thể hiện được tình yêu thương và sự bình đẳng giới. Đó là những hành động đẹp và đầy trách nhiệm của người bố đang giúp mẹ việc nấu ăn, lau nhà, dọn dẹp, chuẩn bị quần áo hay việc chăm sóc con cái. Những hình ảnh bố tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ với mẹ sẽ là nền tảng để các bé trai học tập và trở thành những người đàn ông mẫu mực trong tương lai. Những bà mẹ cũng nên giáo dục các bé trai trong việc chia sẻ công việc như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, không nên quá yêu thương và cưng chiều con. Đưa giáo dục bình đẳng giới vào trường học là một ý kiến hay, tuy nhiên hiện tại chúng ta cũng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề khác của giáo dục, quá tải chương trình, trong khi học sinh lại thiếu và yếu về kỹ năng sống cũng như kiến thức về sức khỏe tình dục. Chúng ta muốn thay đổi quá nhiều cho con trẻ nhưng không tự thay đổi chúng ta. Cần có những nghiên cứu để đưa vấn đề bình đẳng giới vào giáo dục một cách nhẹ nhàng không gò bó. Xem lại cách truyền thông Trong môi trường giáo dục nhà trường, chúng ta đã bắt gặp những hình ảnh phân chia công việc đầy rẫy những bất bình đẳng giới, thử hỏi làm sao chúng ta xóa bỏ được vấn đề này, chúng ta đấu tranh thế nào khi chính con chúng ta được dạy và củng cố những suy nghĩ về bất bình đẳng giới như: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Sách giáo khoa tiểu học mặc định nghề nghiệp đàn ông là kỹ sư, bác sĩ; đàn bà may vá, thêu, đan lát... Chúng ta cần nỗ lực để xây dựng sự công nhận về bình đẳng giới, cần phải tôn trọng nó trong nhận thức và hành động ở mỗi cá nhân. Bình đẳng giới phải được thể hiện ở nhiều khía cạnh, không chỉ là việc anh thấy đó là nhiệm vụ của anh thì anh mới làm mà cần thực hiện với tinh thần tự nguyện, yêu thương và chia sẻ. Có thể nói nhận thức về vấn đề bình đẳng giới đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhưng cách làm, cách tuyên truyền chưa đi vào từng hành động cụ thể. Những cuộc hội thảo về bình đẳng giới thường quy tụ các chuyên gia và những người trong ngành, không thu hút được sự quan tâm của xã hội rộng lớn bên ngoài. Vì thế ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh về bất bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông như báo in, báo hình, báo tiếng, báo điện tử, trang mạng xã hội. Các quảng cáo về vấn đề bếp núc hầu hết là người phụ nữ chuẩn bị bữa ăn và chờ mong chồng, các con vào ăn và khen ngon. Những quan niệm như: lấy vợ về để có người “nâng khăn sửa túi”, “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” chỉ làm cho vai trò của người vợ cực kỳ mờ nhạt. Môi trường giáo dục gia đình cần phải loại bỏ những quan niệm này, tránh gieo lại những mầm mống không mong muốn. Truyền thông có một sức mạnh thay đổi vượt bậc, có những hình ảnh đẹp được công chúng mong đợi sẽ dễ dàng đi vào lòng công chúng. Bài học từ Hàn Quốc và văn hóa của họ đang lan tỏa khắp thế giới. Chiến lược thông qua truyền thông, phim ảnh và các sản phẩm của họ. Đánh giá đúng vai trò của truyền thông và định hướng được truyền thông trong việc thực hiện bình đẳng giới, chúng ta sẽ có một tương lai tươi sáng hơn chờ đợi ở phía trước. Chỉ mong rằng câu chuyện này không giống với câu chuyện tuyên truyền sử dụng bao cao su mà chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm cười ra nước mắt. 32% phụ nữ từng kết hôn bị bạo lực thể xác Báo cáo quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2010 cho biết: trong số 5.000 phụ nữ được phỏng vấn thì có 32% phụ nữ từng kết hôn đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời, 10% phụ nữ từng kết hôn trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời, 54% phụ nữ từng kết hôn hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời, 5% phụ nữ bị chồng đánh đập khi đang mang thai. Tags: Bình đẳng giớiPhụ nữBạo lực thể xác
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng, khiến nhiều người bức xúc.
Nhiều nội dung tố cáo liên quan Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là đúng hoặc đúng một phần THÁI LŨY 23/11/2024 Sở Y tế TP Cần Thơ vừa có kết luận các nội dung tố cáo Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm, sửa chữa, miễn giảm tiền thuê mặt bằng trong bệnh viện và quy trình tuyển dụng…
Mỹ nghi Triều Tiên sắp thử hạt nhân, ông Trump nhắc tên ông Kim Jong Un THANH BÌNH 23/11/2024 Ông Trump nhắc tên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khi thông báo đề cử nhân sự mới, giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.