Sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh tư liệu |
Đó là ý kiến thẳng thắn của bạn đọc La Phuong Thuy nói về việc Cục Hàng không Việt Nam cho rằng bình chọn của trang The Guide to Sleeping in Airports (www.sleepinginairports.net) đã xếp Nội Bài và Tân Sơn Nhất nằm trong 10 sân bay kém nhất năm 2014 tại châu Á này là chưa khách quan.
Theo số đông ý kiến của nhiều bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online sau khi đọc bản tin , cho dù bình chọn của trang này là không khách quan đi nữa, cũng cần lắng nghe, tiếp thu và chỉnh sửa.
Cùng với những nhận định đồng tình với bình chọn kể trên, bạn đọc cũng kể ra những điều không hay gặp phải ở hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Bạn đọc Le Chau Phu viết: Tôi không hoàn toàn tin vào kết quả bình chọn. Tuy nhiên nó phản ánh đúng khoảng 90% thực trạng của 2 sân bay trên. Đây là điều cần xem xét kỹ trước khi xây dựng một sân bay mới, đặc biệt trước khi quyết định Dự án sân bay Long Thành.
Bạn đọc Hung Tan bày tỏ: Không biết rõ tiêu chí bình chọn nhưng khách quan vẫn là khách quan. Nói thật sân bay quốc tế là cửa ngõ của một quốc gia, nó phán ánh mọi mặt về quốc gia đó. Cục hàng không nên xem lại chính mình và hãy đi nhiều để về làm cho sân bay mình xứng tầm hơn, rồi họ sẽ cho Việt Nam mình ra khỏi nhóm có sân bay tồi nhất Châu Á!
Tôi nghĩ họ đánh giá đúng. Nghe nhiều chuyện giá cả dịch vụ ở sân bay quá cao và đã được chấn chỉnh, tuy nhiên thực tế không thay đổi gì. Ngày 17-10-2014 tôi ăn 1 tô bún thịt nướng (thịt xào) chút xíu + 1 ly cà phê đá, giá 97.000đ. Vậy mắc hay rẻ? |
Bạn đọc To Van Anh bình luận: Tôi cho rằng họ đánh giá là khách quan và chính xác, lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam nên xem xét và khắc phục nhược điểm trên. Hy vọng năm sau sẽ không bị đánh giá thấp như năm nay.
Cùng quan điểm, bạn đọc Đinh Chí Thành viết: Đánh giá khách quan nhất thì chính là đánh giá của người tiêu dùng rồi. Có hiện trạng gì xảy ra thì người sử dụng sẽ biết rõ. Do đó, kết quả đánh giá này cũng không hẳn là không đúng.
Bạn đọc Nguyễn Long kêu gọi: Cục hàng không và các sân bay nên cầu thị. Tôi bay nhiều nhưng thẳng thắn mà nói không hài lòng, đặc biệt với Nội Bài. Sân bay này chắc giữ kỷ lục thế giới về bể phốt tràn ra ngoài, xe đẩy khập khiễng thành ra đẩy xe, sân bay dột, bẩn thỉu và chật chội, điều khiển không lưu thì mấy lần suýt giết máy bay. Thật ra nó giống cái ga tàu hỏa hơn. Nói chung là người Việt nhưng mình chưa có gì để tự hào về VNA hay các sân bay của mình.
"Tôi nghĩ những người có trách nhiệm mà tự trọng nghề nghiệp hơn chắc tình trạng này giảm bớt được nhiều.", bạn Nguyễn Long viết.
Từ cái giá xảy cái ung Giá cả tại sân bay chỉ là một yếu tố nhỏ, một giọt nước làm tràn ly phẫn nộ trong việc người tiêu dùng phản đối việc cung cấp dịch vụ ẩm thực và chiến lược dịch vụ nói chung trong các sân bay Việt Nam. Bên ngoài sân bay, nhiều nhà hàng, quán cafe có giá bán các sản phẩm ẩm thực rất cao, nhưng rất nhiều người tiêu dùng vẫn vui vẻ chấp nhận, vì ở đây, người tiêu dùng thực sự hưởng đúng giá trị của đồng tiền mình bỏ ra, được sự kính trọng từ quản lý, nhân viên của cơ sở kinh doanh. Ngược lại với các cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực trong các sân bay Việt Nam, người tiêu dùng bị coi như những người cầu xin sự phục vụ dù họ phải trả tiền cao không tương xứng. Muốn giải quyết phải có sự thay đổi từ con người, phải đi từ công tác quản lý nhân sự. Cứ xem những nhân sự dân sự phục vụ ở sân bay thì thấy, từ hình dáng, thái độ, hành vi của các nhân viên phục vụ đều cho thấy nhân viên phục vụ tự coi mình là những ông, bà chủ, họ là người có quyền cho, ban phát dịch vụ cho người tiêu dùng chứ không phải họ được tổ chức của họ trao trách nhiệm làm hài lòng người tiêu dùng, làm đại diện cho hình ảnh của ngành, cao hơn thế đại diện cho hình ảnh đất nước. Đó chính là điều mấu chốt, nếu không thay đổi từ con người thì dù có giảm giá các sản phẩm ẩm thực, nhưng vẫn là những con người đó phục vụ thì cũng chỉ là bình cũ, rượu cũng cũ, chỉ có cái họ sẽ ngày càng khó chịu hơn và người tiêu dùng vẫn là người cố chịu đấm để được ăn xôi khi cần. Còn các các nhân viên phục các công tác khác tại mặt đất ở sân bay, họ coi việc họ làm trong ngành hàng không là cái uy cho dòng họ. Họ đi lại, nói chuyện cứ như ông bà tướng, còn việc họ phải làm thì đó là việc của ai đó phải làm thay họ, chứ không phải là việc của các nhân viên phục vụ mặt đất tại các sân bay, điều này mới dẫn đến việc các dịch vụ tại sân bay tất cả đều trì trệ như hiện nay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận