TTCT - Khi thời hạn bảo hộ bản quyền của những dòng thuốc chủ lực sắp hết, các hãng dược lớn đều đã tính toán kỹ lưỡng lộ trình của họ với nhiều chiến lược khác nhau nhằm duy trì doanh thu và nhuận khổng lồ càng lâu càng tốt. Ảnh: Economic TimesHãng dược lớn nào cũng có một vài dòng thuốc "bom tấn" (blockbuster drug) - được định nghĩa là loại thuốc mang lại doanh thu theo năm ít nhất là 1 tỉ USD cho nhà sản xuất. Tuy nhiên luật pháp Mỹ quy định thuốc "bom tấn" chỉ được giữ bản quyền trong một thời hạn nhất định, sau đó phải nhường lại sân chơi cho các dòng generic và thuốc tương tự sinh học (biosimilar), thường có giá rẻ hơn, nghĩa là giúp người bệnh có nhiều lựa chọn tốt hơn.Nhưng các ông lớn dược phẩm (Big Pharma) không dễ ngồi yên nhìn doanh thu cao ngất lao dốc.Trước bờ vực tụt doanh thuTừ nay cho đến năm 2030, các hãng dược hàng đầu thế giới như Merck, Bristol Myers Squibb, AbbVie và Johnson & Johnson đều sẽ đối mặt với cái gọi là patent cliff, khi doanh thu lao dốc - như rơi khỏi vách đá (cliff) - vì bằng sáng chế (patent) hết hạn bảo hộ.Rất nhiều trong số các thuốc bom tấn là các thuốc được thiết kế ở dạng phân tử nhỏ (small-molecule drug). Theo Matt Phipps, chuyên gia phân tích công nghệ sinh học tại ngân hàng đầu tư William Blair, khi một loại thuốc phân tử nhỏ hết bản quyền, nó có thể làm sụt giảm doanh thu tới 80% trong một năm.Tuy nhiên trong một loạt loại thuốc sẽ hết bản quyền tới đây còn có các liệu pháp sinh học - một lớp thuốc được phát triển từ các nguyên liệu sống như máu, protein, cây và vi sinh vật. Những thuốc này thường được truyền tĩnh mạch hoặc tiêm. Do việc sao chép chúng phức tạp hơn nên tốc độ sụt giảm doanh thu của chúng sau khi hết bản quyền cũng khác so với các thuốc phân tử nhỏ.Sự tổn thất kinh tế từ hết hạn bản quyền thuốc có thể tác động khác nhau với mỗi công ty, tùy vào việc thuốc đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng doanh thu của công ty và thuốc đó trị bệnh gì. Theo ước tính của Ernst & Young, 20 doanh nghiệp dược phẩm sinh học hàng đầu có nguy cơ tổn thất tổng cộng 180 tỉ USD trong khoảng từ nay cho tới năm 2028 do ảnh hưởng từ "vách đá hết bản quyền".Thực tế cho thấy các hãng dược khổng lồ luôn có một khoảng thời gian dài để chuẩn bị ứng phó với chuyện hết độc quyền thuốc bom tấn. Nói như Phipps, điều này "đã luôn là một phần của hệ sinh thái trong thế giới công nghệ sinh học". Vấn đề là đối phó thế nào?Khai thác kẽ hở pháp lý"Bước đầu tiên luôn là cố gắng tối đa hóa những gì bạn đang có" - Phipps nói. Đơn giản là vì 6 tháng của một loại thuốc 10 tỉ USD giá trị hơn nhiều so với 6 tháng triển khai một liệu pháp mới.Vì các loại thuốc đều được cấp bản quyền từ nhiều năm trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành trên thị trường, nên các hãng dược sẽ cố gắng mở rộng ưu thế độc quyền của họ càng nhiều càng tốt. Để làm vậy, họ sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền không phải chỉ với thuốc, mà còn với quá trình sản xuất, thậm chí với cả cách sử dụng thuốc ấy. Tất cả những bản quyền này cộng gộp lại với nhau để tạo nên lá chắn thời gian vững chắc giúp trì hoãn thời gian để thuốc generic hay thuốc biomimilar có thể gia nhập thị trường.Ảnh: ReutersMột ví dụ thực tế: AbbVie đã vận dụng chiến lược "bức tường bản quyền" này với thuốc bom tấn Humira - một liệu pháp sinh học dùng để điều trị bệnh viêm khớp và các chứng tự miễn khác để lèo lái qua thời kỳ bằng sáng chế ở Mỹ hết hạn năm 2016. Cho tới năm ngoái, nghĩa là 7 năm sau khi lẽ ra phải "rơi xuống vách đá", doanh thu Humira vẫn đạt 14,4 tỉ USD bất kể sự xuất hiện của các loại thuốc biosimilar. Nhưng cũng vì chiến lược đó mà AbbVie trở thành một trong những ông lớn dược phẩm bị chỉ trích và gây tranh cãi nhiều nhất.AbbVie đã dựng lên "bức tường bản quyền" vững chãi bao gồm cả những thứ như quá trình sản xuất thuốc, và ngăn không cho các phiên bản rẻ hơn của Humira vào thị trường Mỹ ngay cả khi giá thuốc này đã giảm từ nhiều năm trước tại châu Âu. Chiến lược đó đã trở thành mỏ vàng cho AbbVie. Trong vòng 20 năm qua Humira đã tạo ra hơn 208 tỉ USD doanh thu trên toàn cầu trong suốt vòng đời của nó kể từ khi được phê chuẩn lần đầu năm 2002, theo Wall Street Journal.Tuy nhiên AbbVie không "phát minh" ra những chiến lược kéo dài bản quyền đó. Các công ty như Bristol Myers Squibb và AstraZeneca đã triển khai chiêu thức tương tự để tối đa hóa lợi nhuận với các thuốc trị ung thư, điều trị lo âu và ợ nóng. Dù vậy thành công của Abbvie với Humira vẫn là hiện tượng nổi bật trong việc áp dụng chiến lược đó và "truyền cảm hứng" cho nhiều công ty khác.Cũng như AbbVie, Merck rất sốt sắng với việc kéo dài vòng đời bảo hộ cho thuốc của họ bằng mọi cách. Mặc dù các bằng sáng chế chủ yếu của thuốc điều trị ung thư Keytruda sẽ hết hạn vào năm 2028, song Merck và các đối tác của họ đã nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho 180 bằng sáng chế bổ sung liên quan tới nhiều phương diện khác nhau của thuốc đó. "Tôi không biết chúng ta có phải chứng kiến hiện tượng này trong tương lai nhiều như những gì đã thấy trong 10 năm qua không" - Phipps bình luận với trang tin Quartz.Hẳn nhiên chiến lược đăng ký bản quyền "búa xua" này không lọt qua mắt của các nhà làm chính sách. Năm ngoái, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã viết thư cho người đứng đầu Văn phòng Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ, cáo buộc Merck cố tình kéo dài thế độc quyền bằng việc nộp hơn 100 bằng sáng chế liên quan tới thuốc của họ.Tháng 4 năm nay, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã lần thứ hai chất vấn tính đúng đắn của cái mà họ gọi là "các bằng sáng chế rởm", hay việc đăng ký bản quyền không phù hợp, trong Sách cam (Orange Book) - tài liệu chính thức liệt kê các thuốc được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ phê chuẩn.Nhưng chưa hết, chiến lược khai thác pháp lý còn có việc kết hợp các loại thuốc đã có rồi đăng ký bản quyền cho những công thức mới đó. Hãng Bristol Myers Squibb đã áp dụng chiến lược này để chuẩn bị cho việc nhiều loại thuốc chủ lực của họ, trong đó có loại bán chạy nhất là thuốc trị ung thư hắc tố da Opdivo sẽ hết bản quyền vào năm 2028.Chỉ tính riêng trong năm 2023, Opdivo đã đóng góp tới 20% trong tổng doanh thu 45 tỉ USD theo năm của công ty. Chính vì thế, từ năm 2022, BMS đã tung ra thuốc Opdualag - một sự kết hợp của Opdivo với kháng thể relatlimab-rmbw. "Đó thuần túy là một kỹ thuật kéo dài thời hạn bản quyền" - Phipps bình luận.Dù vậy, doanh thu từ thuốc Opdualag cũng đã tăng vọt 72% theo năm trong quý đầu năm nay, đạt 206 triệu USD. Tương tự, hãng Merck cũng đang hy vọng một vài trong số hàng ngàn cuộc thử nghiệm lâm sàng kết hợp các thuốc điều trị ung thư với Keytruda sẽ cho kết quả thành công, từ đó giúp mở rộng vòng đời cho thuốc đó.Nuôi bò mới trước khi "kiệt sữa"Sau khi đã "vắt kiệt sữa" từ "con bò bản quyền", các Big Pharma sẽ tìm nguồn doanh thu bù đắp từ việc tăng cường đầu tư vào các loại thuốc mới. AbbVie vẫn là ví dụ điển hình trong việc áp dụng chiến lược này.Humira chính thức hết độc quyền ở Mỹ vào năm ngoái khi có tới 9 sản phẩm biosimilar trên thị trường. Nhờ đã chuẩn bị và triển khai một vài loại thuốc có tiềm năng "bom tấn" mấy năm trước đó, AbbVie có thể bù đắp tốt nguồn thu sụt giảm mạnh từ Humira (giảm 32%).Cụ thể, hãng thu 2 tỉ USD trong quý 1-2024 từ thuốc điều trị bệnh vảy nến thể mảng Skyrizi (ra mắt 2018) và 1,1 tỉ USD từ thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp Rinqov (2019). Đầu năm nay, lãnh đạo AbbVie ước tính hai loại thuốc kháng viêm mới của họ (Skyrizi và Rinvoq) sẽ mang lại doanh thu tổng cộng khoảng 16 tỉ USD trong năm nay. Tới năm 2027, công ty dự tính con số đó sẽ tăng lên 27 tỉ USD, vượt qua cả doanh thu của Humira vào thời đỉnh cao của nó.Tương tự, trong bối cảnh bản quyền Keytruda sẽ hết hạn vào năm 2028, có lẽ không ngẫu nhiên khi năm nay Merck tung ra Winrevair, loại thuốc dành cho người trưởng thành bị cao huyết áp trong các động mạch phổi. Khoảng 1% dân số toàn cầu mắc chứng này.Trong khi đó, hãng công nghệ sinh học Regeneron cũng đã nỗ lực để thuyết phục người bệnh chuyển sang dùng phiên bản liều cao hơn của Eylea - loại thuốc tiêm "bom tấn" chuyên trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (thể ướt). Việc kéo người bệnh sang sử dụng thuốc mới như vậy sẽ giúp công ty chặn bớt ảnh hưởng của các loại thuốc sao chép công thức của thuốc cũ đã hết bản quyền. Ngoài việc khai thác tối đa yếu tố bản quyền và đầu tư vào các sản phẩm mới, một chiến lược nữa cũng thường được các hãng áp dụng là thâu tóm các start-up công nghệ sinh học để có thể khai thác sản phẩm sẵn có của họ. Ví dụ, đến hết thập niên này, Bristol Myers Squibb sẽ hết bản quyền với 3 loại thuốc Eliquis, Revlimid, và Opdivo, những thuốc đã chiếm 62% trong tổng doanh thu 11,9 tỉ USD của quý 1-2024. "Tình cờ" là công ty này cũng vừa thâu tóm nhiều công ty như Karuna Therapeutics, RayzeBio, Mirati Therapeutics, theo báo cáo doanh thu quý công bố hồi tháng 4. Còn trong tháng 3, Merck cũng đã thông báo việc sẽ mở rộng danh mục sản phẩm với sự thâu tóm Công ty Harpoon Therapeutics. Tags: Công nghệ dược phẩmDược phẩmBig PharmaBản quyền thuốc
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.