Phóng to |
Dư luận Tunisia lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền khi biến nạn nhân của vụ cưỡng hiếp thành kẻ tội đồ - Ảnh: Middle East Online |
AFP cho biết lời xin lỗi được Văn phòng Tổng thống Marzouki đưa ra có đoạn: “Tổng thống đã biết chuyện một phụ nữ trẻ bị hai cảnh sát cưỡng hiếp. Sau khi lắng nghe chi tiết vụ việc đau đớn này, ông đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với người phụ nữ và thay mặt chính phủ lên tiếng xin lỗi cô”.
Lời khai bất ngờ
"Cả thế giới đang nhìn vào các thẩm phán, thế hệ trẻ Tunisia đang nhìn vào họ, xem họ hành xử thế nào, pháp quyền được tôn trọng ra sao" |
Sau đó, cô và bạn trai đâm đơn kiện cảnh sát. Hai kẻ cưỡng bức bị bắt, đang bị tù và chờ ngày ra tòa với mức án có thể lên tới 20 năm, thậm chí tử hình. Đó là trên lý thuyết, còn thực tế chưa có tên “yêu râu xanh" nào ở Tunisia bị lãnh án tới 20 năm. Hai cảnh sát khai lúc xảy ra sự việc cô gái và bạn trai đang có hành vi “không phù hợp với khuôn phép”! Cụ thể là hành vi gì thì nhà chức trách không nêu rõ. Tuy nhiên, dựa vào đó các công tố viên Tunisia đã lập tức đòi khởi tố và xét xử hai nạn nhân này.
Nếu bị buộc có tội, cô gái và bạn trai có thể bị án tới 6 tháng tù. Cách hành xử của lực lượng thi hành pháp luật đã khiến dư luận Tunisia rất phẫn nộ. Theo Reuters, trong nhiều ngày qua hàng ngàn người đã xuống đường chỉ trích chính quyền và lên tiếng bảo vệ hai người này. Các tổ chức xã hội, truyền thông cùng lên tiếng cho rằng các cơ quan nhà nước đang tìm cách chuyển nạn nhân thành người có tội và thực hiện chính sách bất công với phụ nữ.
Ngày 3-10, tòa án ở Tunis đã thẩm vấn hai người này hơn hai giờ và sẽ sớm đưa ra quyết định xem có khởi tố họ không. Hàng trăm người đã đứng bên ngoài tòa án, bày tỏ sự ủng hộ đối với hai nạn nhân. Họ giơ biểu ngữ mang dòng chữ “Cách mạng đang bị cưỡng hiếp. Phụ nữ đang bị cưỡng hiếp”.
Tunisia đang viết lại hiến pháp và tổ chức bầu cử. Đảng cầm quyền Ennahda đã bị chỉ trích nặng nề khi đưa ra điều khoản mới trong hiến pháp, theo đó đề nghị hủy bỏ từ “bình đẳng” khi nói về quan hệ nam - nữ trong xã hội mà thay bằng từ “bổ sung”, có nghĩa là phụ nữ chỉ là phần “bổ khuyết” cho nam giới. Điều này đang gây nên làn sóng phản đối và nhà chức trách đã phải tạm thời gỡ bỏ đề nghị ngược đời này.
Phóng to |
Nạn nhân của vụ cưỡng hiếp được bảo vệ danh tính xuất hiện tại tòa ngày 3-10 - Ảnh: Daily Star |
Người của chính quyền thì không có lỗi?
Theo trang Middle East Online, Bộ Tư pháp Tunisia cho rằng nạn nhân của vụ cưỡng hiếp không thể có được quyền miễn trừ nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Tức là nếu cô gái có hành vi “khiếm nhã” thì kể cả là nạn nhân cũng phải chịu hình phạt. Phụ nữ Tunisia cho rằng chính phủ đang trở lại thời kỳ mà cảnh sát tùy tiện níu áo hạch sách về cách ăn mặc hoặc quấy rối phụ nữ nếu họ ra ngoài vào ban đêm mà không có thành viên gia đình đi cùng.
Dư luận Tunisia cho rằng cáo buộc của cảnh sát và công tố là “vô căn cứ”, các cơ quan nhà nước vẫn quen thói xem “người của chính quyền thì không thể có lỗi”, cứ tha hồ gán tội cho dân thường nhằm lái sự chú ý của dư luận sang hướng khác, ỉm tội, bao che cho nhau. Cách gán tội này khiến nạn nhân của một chuyện bất công trở nên sợ hãi, không dám đứng ra tố cáo mà “tốt nhất là không nên dây vào giới cầm quyền để được yên thân”.
Từ nhiều năm qua xã hội Tunisia đã hình thành nên suy nghĩ “người nhà nước” thì được miễn tội cũng như quen thói sử dụng lực lượng an ninh để bịt miệng người dân. Nhưng nay thời thế đã đổi khác. Chủ tịch Hội Phụ nữ dân chủ Tunisia Ahlem Belhadj, luật sư và là đại diện cô gái, cho biết thân chủ của bà đang rất quyết tâm chiến đấu đến cùng. Nhiều người biểu tình cũng đã khẳng định phụ nữ Tunisia quyết không lùi bước, bởi chỉ có chiến thắng hay là chết!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận