Những chú chó kéo xe bên trên một dải băng đang tan chảy ở Greenland - Ảnh: AFP
Theo báo cáo, các đại dương hấp thụ khoảng 1/4 lượng khí thải CO2 và khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại trong bầu khí quyển.
Tuy nhiên khi khí thải tiếp tục nhiều lên, các đại dương sẽ có tính axit hơn, giữ ít oxy hơn, trở nên ấm hơn khiến những cơn bão ngày càng mạnh hơn và ảnh hưởng đến nghề cá cũng như các rạn san hô.
Ngoài ra, như Straits Times ngày 25-9 đưa tin, nhiệt độ toàn cầu tăng cao khiến băng từ Greenland và Nam Cực tăng tốc độ tan chảy, khiến mực nước biển được dự báo sẽ tăng vài centimet mỗi năm và có thể tăng vài mét mỗi năm vào năm 2300, đe dọa các đảo và các thành phố ở vùng trũng, tăng chi phí bảo vệ bờ biển và chống lụt.
Báo cáo cảnh báo rằng nếu phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng mạnh, khoảng 70% băng vĩnh cửu ở bề mặt Bắc Cực sẽ biến mất, giải phóng một lượng vô cùng lớn khí metan, một loại khí nhà kính có thể khiến sự ấm lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận