Biển Ấn Độ Dương
TTO - Biển Ấn Độ Dương là vùng nước lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ khoảng 74 triệu km2 tại độ sâu trung bình là 3.890m.
Về hướng tây, biển Ấn Độ Dương hợp lưu với vùng phía nam Đại Tây Dương của châu Phi, và về hướng đông thì nó hòa vào Thái Bình Dương ở phía trên và dưới nước Úc.
Với 36 triệu năm tuổi, Biển Ấn Độ Dương là đại dương trẻ nhất trên thế giới. Hình dạng hiện thời của nó hình thành bởi sự tan rã của các siêu lục địa cổ của Gondwanaland. Đáy đại dương của nó vẫn tiếp tục trải dài tại nhiều nơi.
Địa hình dưới biển của biển Ấn Độ Dương có những dãy núi lửa gồ ghề, còn hoạt động. Những dãy núi này có hình dạng chữ “Y” ngược, với đỉnh trên tại Biển Aradian, còn hai nhánh của nó tuần tự trải dài bên dưới châu Phi và Úc.
Biển Ấn Độ Dương có nhiều núi lửa ngầm đã tắt, gọi là núi đáy biển, đỉnh tròn của những ngọn núi này trồi lên hơn 925m trên đồng bằng đại dương. Một nét đặc trưng cố hữu về địa lý ngầm của đại dương này là sự tồn tại của những hẻm núi ngầm khổng lồ tại thềm lục địa.
Vài đảo của Ấn Độ Dương gồm có Madagascar, hòn đảo lớn thứ 4 thế giới; Sri Lanka; và Seychelles.
Các dòng chảy thịnh hành của Ấn Độ Dương thì phức tạp và phần lớn bị ảnh hưởng bởi những cơn gió mùa có mưa lớn và độc hại. Gió mùa - có tốc độ gió lên đến 45km/h - xuất hiện tại phía bắc, tại biển Arabian, và tại vịnh Bengal. Từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, gió mùa thổi đến từ hướng tây nam - cuốn các khối nước của Ấn Độ Dương nhìn chung là theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Những tháng còn lại trong năm, chúng thổi từ phía đông bắc, và do đó đảo nghịch dòng chảy.
Phần phía bắc của Ấn Độ Dương cũng phải chịu ảnh hưởng của gió xoáy - những cơn gió xoáy hình thành trên khắp đại dương bao la và thường di chuyển về hướng tây đến khi chúng quét vào đất liền bằng lực phá hủy ghê gớm.
Những cơn gió mậu dịch đông bắc đều đặn thịnh hành tại phần trung tâm của Ấn Độ Dương. Xa hơn về phía nam, những cơn gió này trở nên nhẹ đi và biến đổi. Dần dần, gần các khối nước lạnh của cận cực nam hơn, những cơn gió tây này thường đạt đến lực bão.
Ấn Độ Dương có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Nó có vùng sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới - vịnh Persia - cũng như biển Arabia và vịnh Bengal, có lượng dầu khổng lổ nằm bên dưới chúng.
Sự phong phú về đời sống biển của Ấn Độ Dương một phần là do sự nâng lên với quy mô lớn các khối nước giàu chất dinh dưỡng mà những cơn gió mùa đem lại. Một số lượng lớn cá và sinh vật giáp sát thu hút các hạm đội đánh bắt cá từ Nhật Bản, Nga, và những nơi khác đến vùng này để khai thác tôm, cá chỉ vàng, cá ngừ, và một loài giống cá ngừ khác gọi là cá chim.
Trong 50 năm qua, con người bắt đầu đe dọa đến sức khỏe của Ấn Độ Dương. Các thành phố và những công ty gần bờ biển thải ra một lượng lớn chất thải vào nước biển. Một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng khác là dầu thô đổ vào từ được chuyển ngang qua đại dương. Sự tràn dầu từ những con tàu chở dầu và các trạm khoan xuất hiện thường xuyên, và đôi khi tác động thảm hại đến đời sống biển.
NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận