Các thanh niên quá khích cầm gậy đánh nhau tại lễ hội đền Gióng - Ảnh tư liệu |
Cảnh đánh nhau ở lễ hội đền Gióng - Nguồn: YouTube |
Bạn đọc Huệ Lê (huelevn@...) viết: Tôi nghĩ 80% trong con số 6.200 người là do rượu bia vào rồi lời ra dẫn đến mất kiềm chế và đánh nhau. Xã hội ngày nay nhiều thanh niên trai tráng tỏ ra anh hùng bằng cách uống bia rượu cho nhiều rồi sau đó quát nạt vô cớ, tỏ ra là đàn anh...
Cùng suy nghĩ, bạn đọc U.Kod (uyendong46@...) viết: Tôi nghĩ rượu bia đã làm hư hỏng lớp người hiện nay. Hãy thật sự hạn chế uống rượu bia, cách hạn chế tốt nhất là tăng thuế rượu bia thật cao.
Với bạn đọc Tung (tung@...): Nguyên nhân sâu xa của việc hay đánh chửi người khác là vì nghèo.
Theo tôi, những nguyên nhân dẫn tới thói dễ sửng cồ, thiếu kiềm chế là: - Thói anh hùng rơm, tỏ vẻ ta đây đối với người khác. - Uống bia rượu tới mức mất lý trí. Tuy nhiên tựu trung là: những kẻ sẵn sàng chửi bới, lấn át, thậm chí đánh người khác coi giá trị những hành động đó cao hơn cách xử sự ôn hòa. Ngoài ra nếu cuộc sống bế tắc, tương lai mờ mịt cũng dễ làm người ta xử sự thiếu lý trí. Nếu người ta có những mối quan tâm khác có giá trị cao hơn những hành động đó thì người ta dễ kiềm chế. |
Bạn đọc Tùng dẫn chứng chính trường hợp của mình: "Hồi đó tôi cũng từng nói sao có nhiều người hay nổi nóng vô cớ với người khác dù chỉ là chuyện nhỏ xíu. Sau này tôi ở trong hoàn cảnh túng thiếu và cũng từng nổi nóng với người khác vì chuyện nhỏ xíu thì tôi mới hiểu".
Bạn đọc Tùng viết: "Thất nghiệp nhiều, nghèo nhiều. Bây giờ cái gì cũng cần tiền mà chi phí lại đắt đỏ nên sinh ra chán nản cuộc sống. Người giàu có tiền chẳng bao giờ kiếm chuyện vì những chuyện nhỏ nhặt vì người ta còn những chuyện khác quan trọng hơn để suy nghĩ. Còn người nghèo là những người không còn gì để mất nên dễ gây gổ".
"Sự yếu kém về kinh tế gây ra tình trạng thất nghiệp tràn lan, khoảng cách giàu nghèo quá xa tạo ra một phần lớn dân nghèo không đủ tiền trang trải cuộc sống gây nên khủng hoảng tâm lý ở những người nghèo gây ra tình trạng bạo lực".
Bạn đọc Phạm Quang Thạnh (quangthanh1958@...) lập luận: Do pháp luật còn nhẹ tay với các hành vi côn đồ, thiếu tính răn đe.
Bạn đọc Trần Văn Nghĩa nêu vấn đề: Cũng cần xem lại vai trò trách nhiệm của lực lượng công an địa phương phải có các giải pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa và tuần tra để hạn chế các vụ đánh nhau, tụ tập thành nhóm... Lâu nay công tác này chưa được thực hiện tốt.
Với bạn đọc Lê Minh Khải (minhkhailh@...) thì do "chúng ta đánh mất giáo dục truyền thống gia đình, tinh thần cộng đồng, tính tương thân tương ái, giúp đỡ nhau...".
Bạn đọc Chim Gõ Kiến (woodpicker@...) chia sẻ: Giáo dục phải xác định triết lý trước hết là dạy "làm người". Các gia đình cũng cần phải xác định cho con đi học là phải học "thành người".
Bạn đọc Mai Huynh (nvhmai@...) nhận định: Đạo đức xã hội cũng phải được xây dựng dựa trên tính nghiêm khắc của pháp luật. Chỉ dựa trên ý thức của con người thôi thì chưa đủ. Tôi, một người rất nóng tính, cũng có khi muốn động tay động chân nhưng cũng kịp thời nghĩ: đánh thắng thì đi tù, thua thì đi bệnh viện. Thắng thua gì cũng chết.
Bạn đọc Minh Phan (phatrong_minh@..) viết: Hệ thống giáo dục cần phải làm giới trẻ nhận thức được và quý trọng cuộc sống, sức khỏe của chính bản thân và của người khác. Luật pháp và các khung hình phạt cần phải đủ sức răn đe, làm người ta sợ và không dám vi phạm.
Không phải trong những ngày tết mà ngày thường cũng vậy. Cần phải dũng cảm tìm đúng nguyên nhân mới có thuốc chữa đúng. Theo tôi, nguyên nhân chính là do thiếu chú trọng giáo dục đạo đức con người. Pháp luật nhiều kẽ hở, thực thi pháp luật thiếu công bằng. Tất cả các yếu tố trên làm cho người ta hung hăng hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận