Hạt đậu nành chứa hàm lượng dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể
3 ưu điểm dinh dưỡng nổi bật của đậu nành
Nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng quý, đậu nành - nguồn thực phẩm truyền thống phổ biến với người Việt - mang đến những lợi ích lâu dài cho sức khỏe và rất phù hợp với nhịp sống hiện đại.
Tiến sĩ Lê Hoàng Duy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy, cho biết: "Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hạt đậu nành là đại diện dường như trọn vẹn và hi hữu nhất trong các nguồn dinh dưỡng từ thực vật. Lý do là vì đậu nành chứa những thành phần có lợi cho cơ thể, đặc biệt là chất đạm và chất béo tốt".
Cụ thể, theo "Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam" của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng, trong khẩu phần 100g đậu nành chứa đến 34g đạm. So với các loại đậu phổ biến khác, đậu nành cung cấp nhiều đạm hơn và chất lượng đạm của đậu nành cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, đậu nành là một trong số ít các loại hạt thực vật có đạm hoàn chỉnh vì nó cung cấp tất cả 9 axit amin thiết yếu cho cơ thể, bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.
Vì thế, đạm đậu nành được Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị đưa vào chế độ ăn lành mạnh: "Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cơ thể".
Ngoài ra, đậu nành còn giàu các axit béo thiết yếu gồm omega-3 và omega-6. Đây đều là các axit béo không no đa giúp ích cho cơ thể, nhất là cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp. Tác động kép đối với sức khoẻ tim mạch đến từ nguồn chất đạm lẫn chất béo gúp thực phẩm từ đậu nành trở thành người bạn thân thiết của trái tim.
Tác động tích cực này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố năm 1999: "Tiêu thụ 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày, như một phần của chế độ ăn ít chất béo no và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch".
Đến năm 2017, FDA tiếp tục xác nhận: "Dầu đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành".
Không chỉ vậy, nguồn isoflavone phong phú trong thực phẩm từ đậu nành còn được chứng minh có thể giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ, cải thiện sức khỏe làn da…
Các món ăn làm từ đậu nành đã trở nên phong phú hơn bao giờ hết
Bảo vệ sức khỏe đường dài với nguồn dinh dưỡng bền vững từ đậu nành
Thực tế, xu hướng tiêu dùng dinh dưỡng thực vật đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bloomberg cho biết thị trường dinh dưỡng thực vật sẽ cán mốc 162 tỉ USD vào năm 2030 tăng gấp 5 lần so với hiện nay, trong đó thị trường APAC chiếm 40% và theo dự báo của WARC thì đến năm 2025 có tới 1/4 dân số khu vực sẽ là Gen Z và thậm chí đến năm 2030, thế hệ này sẽ sở hữu 140 tỉ USD sức mua toàn cầu.
Với những lợi ích quý cho sức khoẻ, đạm đậu nành là nguồn đạm tốt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng khi muốn nạp thêm dinh dưỡng thực vật vào bữa ăn. Cụ thể, 2 phần ăn hằng ngày (10-25 gam đạm đậu nành) cho người trưởng thành.
Đặc biệt, việc tiêu thụ đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành là một trong những lựa chọn mà người tiêu dùng quan tâm đến môi trường có thể cân nhắc cho khẩu phần hằng ngày. Ít ai biết rằng, rễ đậu nành có nhiều nốt sần sống cộng sinh chứa vi khuẩn cố định đạm.
Các vi khuẩn này chuyển hóa khí ni-tơ (NH2) trong không khí thành amonia (NH3) và các dẫn chất (đạm) có thể hấp thu dễ dàng cho cây đậu nành cũng như để lại đạm trong đất. Do đó, cây đậu nành là loại cây trồng giúp cải tạo đất rất tốt và được ví như nhà máy sản xuất đạm tự nhiên cho đất.
Uống sữa đậu nành là một cách nhanh chóng và tiện lợi để bổ sung thêm đạm đậu nành vào thực đơn hàng ngày
Nhìn chung, đậu nành và thực phẩm từ đậu nành giúp ích một cách thiết thực, bền vững đối với sức khỏe lẫn môi trường. Vì thế, trong nhiều năm qua, các tổ chức cũng như chuyên gia dinh dưỡng khắp thế giới đã nỗ lực nghiên cứu, khám phá thêm về đậu nành và khuyến nghị tiêu dùng đậu nành nhiều hơn vì những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Điển hình như tại Việt Nam, Vinasoy - nhà sản xuất gắn bó hơn 25 năm với đậu nành đã ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phát triển vùng nguyên liệu và sản phẩm nhằm phát triển trở lại vùng nguyên liệu đậu nành trong nước, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, đồng thời bảo toàn và nâng tầm dinh dưỡng những sản phẩm từ đậu nành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận