17/10/2017 12:01 GMT+7

Bi kịch mang tên bổn phận của tác gia Nobel Kazuo Ishiguro

NGUYỄN TUẤN
NGUYỄN TUẤN

TTO - The Remains of the day là một trong những quyển sách nổi tiếng nhất của nhà văn vừa đoạt giải Nobel Kazuo Ishiguro.

The remains of the day - original trailer hd (1993) 

Giữ được phẩm chất từ quyển sách, The Remains of the day thực sự giàu cảm xúc, đem lại nhiều thông điệp ý nghĩa về mối liên hệ giữa tình yêu và bổn phận mang đến nỗi buồn rất con người về sự hối tiếc.

The Remains of the day đã được chuyển thể thành bộ phim rất thành công cùng tên của đạo diễn Mỹ James Ivory. 

Đoạt giải Man Booker vào năm 1989, The Remains of the day được đánh giá là khó chuyển thể thành phim vì những dòng hồi ức chảy trong tâm trí của người quản gia (nhân vật của sách) rất giàu tính tự sự mà không mang nhiều sự vận động vốn là thế mạnh của điện ảnh. 

Tuy nhiên, James Ivory đã có cách tái hiện không khí từ quyển sách và tạo ra một mạch chảy đầy sức mạnh cho câu chuyện vốn khá trầm lắng thông qua sự xuất sắc của hai diễn viên chính Anthony Hopkins và Emma Thompson.

Bi kịch mang tên bổn phận của tác gia Nobel Kazuo Ishiguro - Ảnh 3.

Hai cha con Stevens đang trao đổi về công việc

The Remains of the day và Never let me go là hai tác phẩm của nhà văn Kazuo Ishiguro được chuyển thể thành phim rất thành công.

The Remains of the day có đến 8 đề cử Oscar cho những hạng mục quan trọng như Phim hay nhất, đề cử cho đạo diễn, nam, nữ diễn viên chính...

Tuy nhiên phim lại không có được tượng vàng nào...

Một người phục vụ, một người chăm lo... 

Trong một toà lâu đài cổ kính vốn của huân tước Darlington, Anthony Hopkins trong vai người quản gia tận tuỵ Stevens được ông chủ người Mỹ là Jack Lewis cho nghỉ phép dài ngày. 

Trên chiếc ô-tô của chủ mình, Stevens đi dọc đất nước Anh để tìm gặp lại Miss Kenton (Emma Thompson) với mong muốn bà có thể quay trở lại làm công việc như những ngày xưa, ngày mà đối với Stevens là những ngày hạnh phúc nhất của đời mình.

Chuyến hành trình dọc nước Anh thời hiện tại song hành với chuyến hành trình hồi tưởng về quá khứ tại toà lâu đài Darlington Hall nơi Stevens lúc đó là một quản gia với một lòng trung thành vô cùng sâu sắc dành cho chủ nhân.

Vào những năm 30 của thế kỉ 20, lâu đài Darlington chứng kiến những cuộc gặp mặt của giới quý tộc Anh - những người có quyền lực và có quyền quyết định những chính sách về ngoại giao cho Anh Quốc. 

Khi đó, huân tước Darlington, bằng sự ngây thơ về mặt chính trị, và sự nghiệp dư như nhận xét của đồng nghiệp người Mỹ, đã tin bằng chủ nghĩa lý tưởng đầy cảm tính rằng Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ an phận và chỉ muốn phát triển hoà bình. 

Điều này đã dẫn ông đến việc bị người đời cho là kẻ phản quốc.

Là một quản gia trung thành, Stevens tin tưởng hoàn toàn vào chủ. Stevens tận tuỵ với phận sự của mình: một người phục vụ, một người chăm lo chu đáo mọi nhu cầu mà toà lâu đài cần. 

Một người "tôi quá bận rộn phục vụ nên không nghe phát biểu" khi ông trả lời câu hỏi chất vấn về những gì Darlington nói trong những buổi họp về quan hệ giữa Anh và Đức.

Bi kịch mang tên bổn phận của tác gia Nobel Kazuo Ishiguro - Ảnh 5.

Dàn cảnh tuyệt đẹp trong phim

Anthony Hopkins nhận giải Quả Cầu Vàng danh dự

TTO - Nam diễn viên 68 tuổi Anthony Hopkins, người đã có một sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng, sẽ nhận giải Cecil B.DeMille tại buổi lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2006.

The Remains of the day quả thực là một bộ phim tuyệt vời mô tả công việc của những người hầu trong xã hội Anh những năm giữa thế kỉ 20.

Đó là sự chi tiết trong cảnh quay, sự chậm rãi trong cách thức các hoạt động diễn ra hàng ngày và trên hết là sự tận tuỵ thầm lặng đầy hy sinh của Stevens dành cho toà lâu đài mà ông đã cống hiến cả đời mình.

Không bao giờ thú nhận nhu cầu thực sự của mình...

Thời điểm ấy, một nữ quản gia cũ bỏ việc đi theo tình nhân, Miss Kenton đến thay thế. Cuộc phỏng vấn diễn ra nhanh chóng và cứng nhắc. 

Stevens nhận Kenton vào làm với phụ tá là cha của Stevens, ông William Stevens (Peter Vaughan). Ở nước Anh thời kì đó quan hệ của những người quản gia tương đối bình đẳng. 

Ta chứng kiến những cuộc đối thoại không hài lòng về công việc mà Kenton nói với Stevens, hay sự bất đồng do Stevens muốn áp đặt lên Kenton. 

Stevens chỉ có mong muốn duy nhất là trở thành một người quản gia giỏi luôn luôn giữ cho mọi thứ trở nên nề nếp và được chủ nhân khen ngợi. Chính vì thế, ông đè nén lòng mình, trong khi Kenton là một người phụ nữ giàu tình cảm, biết yêu và yêu Stevens.

Không khó để nhận ra tình cảm mà Kenton dành cho Stevens. Một phân cảnh tuyệt vời của bộ phim đã nói lên tất cả. 

Kenton đi vào phòng đọc sách của Stevens. Ông đang đọc quyển sách mà ông cố gắng không để cho Kenton biết tựa đề. Kenton cố gắng, trong sự bối rối và dè dặt phát hiện ra đó là một quyển tiểu thuyết lãng mạn.

Bà không thể ngờ một con người có vẻ khô khan như vậy lại chọn đọc thể loại này. Stevens bảo "tôi đọc để học thêm từ vựng". 

Một câu trả lời cho ta thấy, Stevens không bao giờ thú nhận nhu cầu thực sự của mình. Vì ông nghĩ, nếu ông yêu, hoặc mong cầu được yêu, thế giới mà ông đang xây dựng cho mình có thể hoàn toàn sụp đổ.

Bi kịch mang tên bổn phận của tác gia Nobel Kazuo Ishiguro - Ảnh 8.

Kenton và Stevens

Emma Thompson bền bỉ bảo vệ môi trường

TTO - Nữ diễn viên kỳ cựu người Anh Emma Thompson vừa tiếp tục lên tiếng kêu gọi mọi người quan tâm nhiều hơn về vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong vẻ đẹp đó là nỗi buồn của một kiếp người vì tự đặt nặng hai chữ trách nhiệm lên vai mà rũ bỏ đi hạnh phúc của đời mình.

Để đến già, trong sự nuối tiếc, người đàn ông đó vẫn câm lặng như thể, tình yêu, hạnh phúc không dành cho đời ông.

... Của một tác phẩm đẹp và buồn

Trên chuyến xe đi tìm Kenton ở hiện tại, Stevens nhận ra sai lầm của mình trong việc cố chấp về mặt tình cảm và thậm chí cố chấp về mặt nghề nghiệp. 

Liệu Stevens có sai không khi Darlington đang được cho là kẻ phản bội vì đã luôn tỏ ra thương cảm dành cho người Đức, thậm chí đối xử không tốt với người Do Thái? 

Stevens đã luôn tin tưởng Darlington, luôn tự làm mình mờ mắt vì những việc chủ làm. Với ông, chỉ có sự cao quý của nghề nghiệp mới là điều quan trọng. Thậm chí vì nhiệm vụ, ông không có thời gian lên vuốt mắt cho người cha vừa qua đời của mình...

The Remains of the day là một tác phẩm đẹp và buồn. Tông màu dịu và sáng với dàn cảnh rất ấn tượng trong một toà lâu đài cổ điển và kiểu cách mang đến sự hoài cổ của tĩnh lặng, chậm rãi và đơn giản. 

Một bi kịch mang tên của bổn phận và sự hèn nhát đã làm đôi mắt của Stevens, người cả đời chỉ biết suy tư, chìm trong những niềm riêng mà không ai hiểu và thấu tỏ...

Bi kịch mang tên bổn phận của tác gia Nobel Kazuo Ishiguro - Ảnh 11.

Một cuộc chia ly buồn bã

Kazuo Ishiguro: “Tôi luôn nhìn thế giới qua đôi mắt của bố mẹ” Kazuo Ishiguro - người thêu dệt giai điệu bằng con chữ Nobel văn chương 2017: Kazuo Ishiguro - nhà văn của ký ức, thời gian...
NGUYỄN TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên