Đây là câu hỏi mà bác sĩ thường gặp trong quá trình tư vấn và điều trị cho người bệnh đái tháo đường.
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn (khoa nội tiết Bệnh viện Nội tiết trung ương), trong khoai luộc bao gồm thành phần tinh bột, nước, chất xơ... Khi chúng ta nướng khoai, nước bị bay hơi rất nhiều dẫn đến lượng đường trong khoai nướng cô đặc hơn so với khoai luộc. Chính vì vậy, khi ăn khoai nướng sẽ làm cho đường huyết sau ăn tăng nhanh hơn.
Bác sĩ Tuấn chỉ rõ có một chỉ số gọi là chỉ số GI (Glycemic index). Chỉ số này phản ánh được tốc độ gia tăng của đường huyết sau khi nạp vào cơ thể những thực phẩm giàu Carb (tinh bột, đường).
Chỉ số GI có thể được đánh giá thông qua ba cấp độ bao gồm thấp, trung bình và cao. Những thực phẩm có GI lớn hơn 70 sẽ làm tăng đường huyết rất cao sau ăn.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI nhỏ hơn 55.
Khoai nướng có chỉ số GI là 82, khoai luộc có chỉ số GI là 44. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên ăn khoai luộc mà không nên ăn khoai nướng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận