Công ty đã nhận vé và thanh toán toàn bộ chi phí hơn 78 triệu đồng. Thế nhưng đến ngày 12-8, VJA thông báo bằng tin nhắn phải dời chuyến bay một ngày và hành khách có nhu cầu đi thì sẽ được chuyển chuyến “nếu còn chỗ”, nếu hành khách không chấp nhận sẽ hoàn trả tiền vé.
Phía Công ty Thiên Tự Phước đề xuất VJA thực hiện nối chuyến Đà Lạt - TP.HCM - Vinh để khách hàng của công ty này không bị trễ hội thảo như đã định trước, tuy nhiên VJA gửi email từ chối thông qua đại lý bán vé.
Đại diện công ty này cho biết: “Do VJA hiện đang khai thác độc quyền tuyến Vinh - Đà Lạt nên công ty buộc phải đổi lịch trình theo kế hoạch bay của VJA đưa ra và không thể có lựa chọn khác hơn”.
Đại diện VJA trả lời: “Để có máy bay dự phòng, phục vụ hành khách trong các trường hợp cần thiết, VJA giảm thời gian khai thác của máy bay chặng Đà Lạt - Vinh xuống còn ba chuyến khứ hồi/tuần vào thứ ba, năm, bảy.
Vì vậy, chuyến bay ngày 27-8 (nhằm thứ tư) của hành khách được chuyển sang ngày 28-8 (nhằm thứ năm)”. VJA cho rằng việc đổi vé, hoàn tiền (nếu hành khách không tiếp tục đi) là cách hỗ trợ cho khách hàng.
Ngày 21-8, đại diện Công ty Thiên Tự Phước cho biết VJA đơn phương thay đổi lịch trình bay mà không hề có thỏa thuận trước làm mất uy tín của công ty, vì việc đổi chuyến 78 hành khách đã ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc và du lịch của khách hàng.
Nhiều khách hàng của công ty đã rất khó chịu khi nhận tin phải dời chuyến và cho rằng công ty thiếu tôn trọng họ.
Về phía công ty, sau khi hoàn thành đặt vé, ban tổ chức đã hợp đồng, đóng tiền đặt cọc các dịch vụ như khách sạn, địa điểm tổ chức hội thảo và nhiều dịch vụ khác tại Nghệ An. Nếu đối tác không thông cảm thì hoàn toàn có cớ để đơn phương hủy hợp đồng và giữ luôn tiền đặt cọc dịch vụ.
Theo tiến sĩ luật Phan Anh Tuấn (Đại học Luật TP.HCM), VJA khi bán vé máy bay cho khách hàng là đã thiết lập một hợp đồng vận chuyển hành khách (khoản 2 điều 531 Bộ luật dân sự). Do đó VJA phải thực hiện các nghĩa vụ của bên vận chuyển theo luật, trong đó có nghĩa vụ “bảo đảm thời gian xuất phát đã được quy định hoặc theo thỏa thuận (khoản 3 điều 532)”. Việc VJA dời chuyến bay lùi lại một ngày là vi phạm hợp đồng.
Những lý giải của VJA cho thấy VJA hoàn toàn có lỗi trong việc thay đổi giờ bay. Công ty TNHH Thiên Tự Phước có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại do VJA có lỗi không chuyên chở đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận