Tấm hình được chia sẻ khắp các trang Facebook tại Sri Lanka - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP ngày 4-7, 2 tấm hình chụp người phụ nữ nêu trên được đăng tải ngày 11-6 và hiện đã có 1.200 lượt chia sẻ.
Trong hình, một phụ nữ bị thương ngoài da có vẻ nghiêm trọng, đang ngồi trên ghế tại bệnh viện.
Dòng chú thích đi kèm hình ảnh được ghi bằng tiếng Sinhala, một ngôn ngữ tại Sri Lanka, với nội dung: "Thư cô... chú... anh... Đây không phải một trong số chúng ta, những mạng sống quý giá sao? Hãy dừng lại và suy nghĩ..."
Dòng chữ màu đỏ cũng được viết bằng ngôn ngữ này ghi: "Hãy chia sẻ và cứu lấy những người phụ nữ của chúng ta".
Trong khi đó, phần nội dung còn lại tuyên truyền: "Bạn thấy một vụ tấn công bằng nước sôi chứ? Hãy ngừng gửi phụ nữ tới để làm nô lệ, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Đây không phải đồng bào của chúng ta sao?".
Thế nhưng, hình ảnh đang được chia sẻ khắp cộng đồng Sri Lanka này lại là của một phụ nữ người . Vết thương của cô là một dạng phản ứng hiếm gặp với nọc độc do , theo AFP.
Bài viết được đăng tải trên kenh14.vn vào năm 2015 - Ảnh chụp màn hình
Truy lại trên Google, AFP phát hiện tấm hình này được Kenh14 đăng tải từ 22-7-2015 với dòng tít: "Xót xa người phụ nữ nghèo bị phồng rộp toàn thân vì bọ cạp cắn".
Theo Kenh14, người phụ nữ trong hình là chị Nguyễn Thị Bích, sinh năm 1986, tại Kiên Giang. Chị bị bọ cạp cắn khi đang làm việc tại một xưởng gỗ ở Đồng Nai vào ngày 8-7.
Kenh14 viết, rằng sau khi đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, các bác sĩ đã yêu cầu chị nhập viện vì có dấu hiệu trúng độc nặng và bị sốc thuốc phản vệ.
AFP sau đó đã liên lạc được với anh trai của chị Bích. Người này khẳng định: "Đó là em gái tôi. Bác sĩ nói em tôi bị bọ cạp cắn. Tôi nghĩ tấm hình được các nhân viên y tế chụp tại bệnh viện lúc em tôi nhập viện năm 2015. Nay em tôi đã khá hơn nhiều nhưng vết thương vẫn còn đó".
"Em tôi cứ 1-2 tháng phải đến bệnh viện một lần để được điều trị", người anh nói thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận