Tại Bỉ, khoảng 750.000 tấn khoai có thể bị tiêu hủy trong mùa này, tương đương thất thoát 125 triệu euro, do lệnh phong tỏa chống covid-19 gây ra. Năm ngoái, sản lượng là 5,3 triệu tấn khoai, xuất khẩu hết một nửa.
Món khoai chiên lát mỏng biểu tượng của đất Bỉ nay đang khiến người nông dân, và cả công nhân, lâm vào cảnh khốn đốn, do sức tiêu thụ sụt giảm.
Romain Cools, tổng thư ký Belgapom và thành viên Belpotato.be đang kêu gọi công dân Bỉ ăn khoai tây chiên hai lần một tuần, với hy vọng có thể cứu được ngành này. Hiệp hội còn đề nghị siêu thị tại Bỉ ưu tiên bán các sản phẩm làm từ khoai cho khách.
Đồng thời, Belpotato.be cũng nhờ các bộ trưởng nông nghiệp cứu giúp – tương tự như ở Hà Lan, Pháp, và Đức. “Điều này rất bất thường, vì chưa bao giờ ở Châu Âu xảy ra tình trạng này,” Cools cho biết. “Nhưng một đại dịch ảnh hưởng thị trường toàn cầu và thế mạnh trước đây của ngành công nghiệp nay lại trở thành bất lợi.”
Với người nông dân, tình hình cũng không khá hơn. Vì hoai đông lạnh là một thị trường toàn cầu, nhu cầu sản phẩm ở khối dịch vụ đã giảm gần như bằng không kể từ khi phong tỏa diễn ra ở Trung Quốc. Nhu cầu sản phẩm khoai ở khối dịch gần như biến mất, dù trước đó xảy ra một giai đoạn ngắn rất nhiều người đem đi tích trữ.
“60% nhu cầu khoai đông lạnh nằm trong thị trường thức ăn nhanh, nhà hàng, nay đều đã đóng cửa. Thị trường bán lẻ vẫn còn đó, nhưng nhiều quốc gia khả năng trữ đông bị giới hạn, và họ còn nhiều sản phẩm khác cất trong tủ lạnh ngoài khoai tây. Sau một giai đoạn tích trữ, khi các tủ đông siêu thị sạch khoai, mọi thứ trở lại bình thường, và sản xuất cho các thị trường này chậm lại.”
Văn hóa ẩm thực của Bỉ không chỉ là ăn (khoai), mà còn là giao tiếp, trò chuyện trong thời gian chờ khoai chiên. Các doanh nghiệp đóng cửa được nhà nước bù 4000 euro, và phần lớn các cửa hàng kinh doanh khoai đều đóng cửa.
Theo nhiều người, ăn khoai hiện nay cũng chính là… yêu nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận