Nam Cực là hoang mạc lớn nhất Trái Đất - Ảnh: Getty Images
Hoang mạc là khu vực có lượng mưa rất ít, thường ít hơn 250mm/năm.
Nam Cực - Hoang mạc lớn nhất, lạnh nhất
Nam Cực là hoang mạc lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 13,8 triệu km2. Nam Cực cũng là lục địa duy nhất trên Trái Đất chỉ gồm dạng địa hình hoang mạc.
Nhiệt độ trung bình của Nam Cực vào mùa đông khoảng -49 độ C nhưng vào năm 2010, các nhà khoa học ghi nhận nhiệt độ thấp kỉ lục khoảng -94,7 độ C và năm 2013 khoảng -92,9 độ C.
Nam Cực cũng là hoang mạc lạnh nhất Trái Đất. Những năm gần đây, Nam Cực bị tác động mạnh mẽ do hiện tượng ấm lên toàn cầu - Ảnh: Getty Images
Nam Cực cũng là lục địa khô hạn nhất trên Trái Đất, lượng mưa trung bình chỉ 20mm/năm. Dẫu vậy, Nam Cực lại chứa khoảng 90% lượng nước sạch toàn cầu dưới dạng lớp băng vĩnh cửu.
Atacama - Hoang mạc khô hạn nhất
Hoang mạc khô cằn nhất Trái Đất - Ảnh: Alamy
Atacama là một kéo dài 1.000km trên lãnh thổ Chile và Peru, giữa Thái Bình Dương và dải Andes.
Đây là hoang mạc khô cằn nhất thế giới với lượng mưa chỉ khoảng 15mm/năm. Đặc biệt, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng cho thấy từ năm 1570-1971, hoang mạc không có một giọt mưa nào.
Các nhà khoa học tin rằng sa mạc này hình thành cách đây 40 triệu năm.
Hoang mạc là nơi cư trú của hơn 1 triệu người - Ảnh: Getty Images
Mặc dù khô hạn nhất thế giới, đây lại là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu người, sinh sống chủ yếu nhờ vào các mạch nước ngầm cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
Sahara - Sa mạc nóng nhất
Những cồn cát đặc trưng của sa mạc lớn nhất thế giới - Ảnh: Getty Images
Nếu phân thành 2 loại nóng và lạnh thì Sahara là hoang mạc nóng lớn nhất thế giới, rộng khoảng 9 triệu km2 kéo dài qua 12 quốc gia.
Sahara cũng được xem là nơi nóng nhất trên Trái Đất với nhiệt độ trung bình dao động khoảng 40-47 độ C. Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận ở đây là 58 độ C vào năm 1913, cũng là nhiệt độ không khí cao nhất trên Trái Đất.
Lần gần nhất Sahara có tuyết rơi là vào đầu năm 2018 - Ảnh: Reuters
Dù rất nóng, nhưng Sahara cũng từng chứng kiến những lần tuyết rơi trong đó lần gần nhất vào đầu năm 2018. Lí do một phần là bởi sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm.
Carcross - Hoang mạc nhỏ nhất
Carcross trước đây gồm những hồ băng - Ảnh: AP
Hoang mạc này nằm ở Yukon, Canada, chỉ rộng khoảng 2,58km2.
Cuối Kỷ Băng hà vùng đất này gồm các hồ băng. Theo thời gian, những hồ băng này bốc hơi và để lộ ra lớp cát dưới đáy hồ như ta thấy ngày nay.
Gobi - Hoang mạc có tốc độ mở rộng nhanh nhất
Gobi là hoang mạc lớn nhất châu Á - Ảnh: Getty Images
Gobi nằm ở phía tây bắc Trung Quốc và phía nam Mông Cổ, cũng là hoang mạc lớn thứ 5 trên thế giới do nằm sâu trong lục địa và bị chắn bởi dải núi cao nhất hành tinh Himalaya.
Hoang mạc hóa xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới nhưng không đâu bằng hoang mạc Gobi khi mở rộng khoảng 3.367 km2 một năm.
Một hóa thạch trứng khủng long được phát hiện ở hoang mạc Gobi - Ảnh: The Guardian
Hóa thạch trứng khủng long lần đầu tiên phát hiện trên Trái Đất cũng ở hoang mạc Gobi năm 1923.
Một phần cũng do sở hữu hoang mạc Gobi, Trung Quốc là quốc gia có tốc độc hoang mạc hóa nhanh nhất thế giới. Hằng năm, Trung Quốc mất khoảng 2.590km2 đất mỗi năm do hoang mạc hóa.
Đây là tác động của biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.
Namib - Hoang mạc "già cỗi" nhất
Hoang mạc có tuổi đời lớn nhất trên Trái Đất - Ảnh: Alamy
Hoang mạc Namib kéo dài hơn 2.000km dọc bờ Đại Tây Dương của các nước Angola, Namibia và Nam Phi.
Đây là hoang mạc hình thành sớm nhất trên Trái Đất, khoảng 55-80 triệu năm trước, trong khi đó Sahara chỉ khoảng 2-3 triệu năm tuổi.
Hoang mạc còn giữ kỉ lục về những cồn cát cao nhất - Ảnh: Getty Images
Hoang mạc Namib có những núi cát cao nhất thế giới, cao đến 300m. Nơi đây cũng có phong cảnh hùng vĩ và thu hút rất nhiều khách du lịch.
Aralkum - Hoang mạc trẻ nhất và độc nhất
Hoang mạc chỉ mới 50 năm tuổi - Ảnh: Getty Images
Hiện thời, Aralkum là hoang mạc trẻ nhát trên thế giới nằm ở Uzbekistan. Hoang mạc rộng khoảng 45.000km2, hình thành do tác động của con người trong 50 năm trở lại đây.
Ngoài ra, đây cũng là hoang mạc nhiều chất độc nhất thế giới do lượng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón… từ các trang trại và thành phố đổ về từ 5 quốc gia Trung Á và Afghanistan.
Những "sát thủ" nguy hiểm nhất trên hoang mạc
Ong sát thủ hay còn gọi là ong lai châu Phi là loài côn trùng nguy hiểm nhất trên ở hoang mạc. Những đàn ong cả trăm ngàn con có thể đốt chết người dễ như trở bàn tay.
Ong "sát thủ" có thể giết người dễ dàng - Ảnh: istockphoto
Động vật phàm ăn nhất trên hoang mạc là chó hoang châu Phi. "Menu" thức ăn của loài vật này có thể lên đến 40 loài khác nhau và một khi đã rơi vào tay của "sát thủ" thì đừng hòng trốn thoát. Tuy nhiên, chó hoang châu Phi không làm hại người.
Loài chó hoang châu Phi đặc trưng vùng hoang mạc - Ảnh: National Geographic
Loài nhện đáng sợ nhất hoang mạc là loài nhện lạc đà. Rắn, thằn lằn và chuột đồng nằm trong số con mồi của nhện lạc đà.
Gần như tất cả nhện lạc đà đều không có nọc độc, nhưng bù lại chúng có hàm răng rất lớn, thuận tiện để xé xác con mồi thành nhiều miếng nhỏ.
Hàm răng đặc trưng của nhện lạc đà - Ảnh: Getty Images
Rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) là loài bản địa Úc và được xem là loài độc nhất trên thế giới. Nọc độc của rắn mạnh gấp 20 lần loài rắn hổ mang và chỉ 1 vết cắn cũng có thể giết chết đến 80 người.
Loài rắn được mệnh danh độc nhất thế giới - Ảnh: Getty Images
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận