TTCT - 26 cổ vật từng bị thực dân Pháp cướp khỏi vương quốc Dahomey - nay là Cộng hòa Bénin - đã được hồi hương vào tháng 11-2021. Một Bénin quyết tâm đòi, và một nước Pháp thật tâm để trả... Đám đông chờ đón đoàn xe chở cổ vật ở thành phố Cotonou của Cộng hòa Bénin vào ngày 10-11-2021. Ảnh: Reuters Ngày 10-11-2021 đã trở thành một ngày hội ở thành phố Cotonou của Cộng hòa Bénin, khi cả ngàn người dân ở các vùng xung quanh đổ về trung tâm để đón mừng các báu vật lưu lạc được đưa về nước trên một chuyến bay từ Paris.Hòa trong đám đông đứng suốt hai bên đường từ sân bay đến phủ tổng thống chờ đón đoàn xe chở cổ vật, ông Ousmane Agbegbindin nói với Đài France 24: “Cho dù không thấy các hiện vật nhưng việc biết rằng vương miện của tổ tiên chúng tôi, những đôi giày, những rương hòm và các đồ đạc khác của họ đang được chở trong những chiếc xe tải kia cũng khiến tôi xúc động khôn tả”.Martine Vignon Agoli-Agbo, cùng con gái vượt 500km đường để đến Cotonou, nói với Hãng thông tấn AFP rằng bà đi để được tận mắt chứng kiến sự kiện này: “Tôi không muốn người khác kể lại cho nghe”. Đây là lần đầu tiên nước Pháp hoàn trả cổ vật quy mô lớn cho cựu thuộc địa. Và được kỳ vọng không phải là lần cuối cùng… Các cổ vật của vương quốc Dahomey được trưng bày tại Bảo tàng Quai Branly ở Paris. -Ảnh: AFP/Christophe Archambault Tuyên bố gây sốcNgay khi độc lập vào năm 1960, Cộng hòa Bénin đã cùng các quốc gia trong khu vực lên tiếng mạnh mẽ trên trường quốc tế về việc cần phải hoàn trả các tài sản văn hóa của châu Phi từng bị thực dân phương Tây cướp đi trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.Tại Pháp, vấn đề này xuất hiện trong các nghị trình từ năm 2013, khi Hội đồng Đại diện các hiệp hội da đen (CRAN) tổ chức các chiến dịch vận động nâng cao nhận thức của thanh niên các vùng quanh Paris và Seine-Saint-Denis về nguồn gốc cổ vật châu Phi trong các bảo tàng châu Âu. Nhưng vào năm 2016, đề nghị hoàn trả cổ vật của bộ trưởng bộ ngoại giao Bénin Aurélien Agbenonci vẫn bị Pháp từ chối. Tháng 8 năm đó, ông Agbenonci gửi công hàm đề nghị Pháp hoàn trả các tượng hình nhân mang dấu ấn hoàng gia từng bị tướng Pháp Alfred Doods lấy khỏi cung điện Abomey vào năm 1892. Tới tháng 12-2016, Chính phủ Pháp mới hồi âm, thừa nhận tầm quan trọng về lịch sử và văn hóa của những vật phẩm trên đối với Bénin, song thoái thác việc hồi trả bằng cách viện dẫn rằng Công ước UNESCO 1970 (về hành vi xuất khẩu tài sản văn hóa bất hợp pháp) mà Pháp đã phê chuẩn vào năm 1997 không có hiệu lực cho những sự việc xảy ra trước đó, rằng các luật hiện hành của Pháp không thể áp dụng cho việc hoàn trả cổ vật Abomey.Nhưng mọi việc đã hoàn toàn thay đổi vào ngày 28-11-2017, khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khi đó vừa đắc cử, trong buổi nói chuyện với hàng trăm sinh viên Đại học Ouaga 1 ở Burkina Faso, đã tuyên bố: “Bắt đầu từ hôm nay và trong vòng 5 năm tới, tôi muốn thấy các tiến triển mới cho phép hồi hương tạm thời hay vĩnh viễn các di sản văn hóa châu Phi về với châu Phi”. Tiếng reo hò vang dội khắp hội trường đại học.Mặc dù được bình luận chỉ là động thái nhằm tái lập quan hệ tốt đẹp hơn với châu Phi và mở lối cho các hợp tác kinh tế, tuyên bố của ông Macron vẫn tạo điều kiện cho những diễn biến quan trọng khác xảy ra. Di sản của châu Phi không thể bị giam cầm trong các bảo tàng châu Âu thêm nữa.Tổng thống Pháp Emmanuel Macronviết trên Twitter ngày 28-11-2017 Bản báo cáo chấn độngCác “tiến triển mới” bắt đầu xuất hiện vào tháng 3-2018 khi Tổng thống Macron giao nhà lịch sử nghệ thuật Pháp Bénédicte Savoy và nhà kinh tế học người Senegal là Felwine Sarr khảo sát các cổ vật châu Phi đang được lưu giữ trong các bảo tàng Pháp.Công bố 8 tháng sau đó, công trình của hai nhà nghiên cứu, nay thường được gọi là báo cáo Savoy-Sarr, gây chấn động không chỉ trong nước Pháp mà trên khắp châu Âu, khi chỉ ra rằng 90-95% cổ vật châu Phi đã bị đưa ra khỏi châu lục một cách bất hợp pháp trong giai đoạn thuộc địa và đang bị giữ chủ yếu là ở châu Âu.Cũng theo báo cáo này, có khoảng 90.000 cổ vật của vùng Hạ Sahara đang nằm trong các bộ sưu tập nghệ thuật công ở Pháp và 70.000 trong số này thuộc Bảo tàng Quai Branly ở Paris. Nhiều cổ vật đã bị quân nhân, viên chức và các nhà khoa học của chế độ thực dân đem ra khỏi thuộc địa trong giai đoạn 1885-1960. Số khác bị chiếm đoạt trong các cuộc xung đột và có những món được mua với giá rẻ mạt, chẳng hạn một mặt nạ của vùng Ségou (nay thuộc Mali) hiện trưng bày tại Bảo tàng Quai Branly đã được mua vào năm 1932 với giá chỉ 7 franc, “tương đương một chục trứng”, rồi được bán lại ở Pháp với giá 200 franc. Có 24 nhóm tài sản văn hóa được báo cáo đề xuất trao trả cho các nước châu Phi như Mali, Bénin, Nigeria, Senegal, Ethiopia và Cameroon.Các bảo tàng trên khắp châu Âu đã theo dõi sát sao những gì xảy ra tiếp theo, vì báo cáo trên cũng nhắc đến họ, rằng hàng trăm ngàn cổ vật châu Phi đang nằm trong các bộ sưu tập ở Bỉ, Anh, Áo và Đức.Trong khi các bảo tàng ở châu Phi chỉ có các bộ sưu tập hiếm khi vượt quá 3.000 cổ vật với giá trị kém hơn, thì ngược lại, Bảo tàng Anh ở London, theo báo cáo Savoy-Sarr, có một bộ sưu tập đến 69.000 món cổ vật châu Phi.Trả lời kênh truyền hình France 24, người phát ngôn của Bảo tàng Anh nhận xét: “Báo cáo của Macron tạo ra một cuộc tranh luận đầy thách thức”. Giờ đây bất cứ việc hoàn trả nào của Pháp cũng sẽ làm tăng áp lực lên các nước khác trong việc hoàn trả cổ vật về cố quốc. lNigeria căng thẳng ngoại giao với Anh sau khi Bảo tàng Anh từ chối cho mượn chiếc mặt nạ Benin cổ bằng ngà voi để dùng trong festival FESTAC 1977 Chỉnh luật để hoàn trảChỉ vài tiếng sau khi xem báo cáo vào ngày 19-11-2018 và có cuộc trao đổi dài 90 phút với tác giả, Tổng thống Macron tuyên bố sẽ hoàn trả “không trì hoãn” 26 cổ vật cho Cộng hòa Bénin và một cổ vật cho Senegal. Sự việc lập tức làm dấy lên các tranh luận về vấn đề pháp lý của việc hồi trả cổ vật. Nhà sử học Pascal Blanchard khi đó đã nói: “Các hiện vật này được đưa đến (Pháp) hợp pháp theo hoàn cảnh chính trị đương thời. Và một khi những hiện vật này là một phần của các bộ sưu tập công, chúng không thể được hoàn trả cho những người gọi là “chủ sở hữu”, vì những chủ sở hữu này không tồn tại do các quốc gia nọ cũng không còn tồn tại”. Nhiều chỉ trích khác thì nhắm vào việc các nước châu Phi không có hạ tầng bảo tồn phù hợp.Nhưng các giải pháp hoàn trả đều đã được tính đến trong báo cáo Savoy-Sarr. “Chúng tôi đề xuất một chương trình khung có tính đến các giới hạn về thời gian cho các quốc gia đang đòi hồi trả, sao cho chúng tôi không hồi trả cùng lúc một lượng cổ vật quá lớn mà đảm bảo rằng họ thực sự muốn cổ vật hồi hương và đã sẵn sàng quản lý được chúng", nhà sử học Bénédicte Savoy nói với tờ The New York Times.Trên hết, nhà kinh tế Felwine Sarr đã đề xuất việc thay đổi luật di sản của Pháp để tạo điều kiện cho tất cả các dạng cổ vật được hoàn trả cho châu Phi, mà đến năm 2020 Chính phủ Pháp đã ráo riết xúc tiến. Dự luật hoàn trả các cổ vật cho Cộng hòa Bénin và Senegal được giới thiệu và thông qua ở Hạ viện vào tháng 10 trước khi được trình lên Thượng viện. Đến ngày 3-11-2020, các thượng nghị sĩ Pháp cuối cùng bỏ phiếu thông qua. Thậm chí, khi một ủy ban Thượng viên lưu ý về các điều khoản của luật mới đáp ứng rất hạn chế các đề xuất của báo cáo Sarr-Savoy, Thượng viện đã chủ động kêu gọi việc thành lập một hội đồng quốc gia "có trách nhiệm phản ánh việc lưu hành và hoàn trả các vật thể văn hóa phi châu Âu". Pháp cũng đã hỗ trợ Bénin và Senegal xây dựng các bảo tàng để sẵn sàng đón khoảng 3.000 cổ vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly.Các cổ vật Dahomey đã được phía Pháp chủ động điều chỉnh pháp lý sở tại để hoàn trả cho Cộng hòa Bénin, trong khi việc hồi hương các cổ vật Benin cho Nigeria ngược lại đang phải dựa vào thiện tâm của các bảo tàng vì nước Anh chưa sẵn sàng thay đổi pháp lý của họ để trao trả cổ vật cho cựu thuộc địa.Hành trình 60 năm đi đòi cổ vật của Nigeria TK13-TK19: Kinh thành Edo của vương quốc Benin (nay là thành phố Benin-City thuộc Nigeria) là đô thị phồn vinh với một cung điện lớn trang trí nhiều tượng và phù điêu đồng. Tháng 2-1897: Kinh thành của Benin bị quân viễn chinh Anh tấn công, đốt phá. Các báu vật của Benin vài tháng sau xuất hiện trong Bảo tàng Anh (British Museum ở London). Thập niên 1930: Các báu vật Benin, được gọi là đồ đồng Benin hay cổ vật Benin, bị người Anh rao bán trên thị trường cổ vật thế giới. 1960: Nigeria giành độc lập từ Anh, bắt đầu tìm cách hồi hương cổ vật Benin. 1968: Nigeria đệ trình một dự án hồi hương cổ vật lên ICOM - Hội đồng Quốc tế về Bảo tàng, yêu cầu các bảo tàng Châu Âu trả lại những cổ vật Benin quan trọng (nỗ lực này không nhận được phản hồi nào từ các bên). 24-01-1972: Nigeria tham gia Công ước Unesco 1970 về ngăn chặn nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao bất hợp pháp quyền sở hữu tài sản văn hóa. 1976-1977: Nigeria căng thẳng ngoại giao với Anh sau khi Bảo tàng Anh từ chối cho mượn chiếc mặt nạ Benin cổ bằng ngà voi để dùng trong festival FESTAC 1977. 1981: Bảo tàng Anh tuyên bố các cổ vật Benin được đưa về Anh hợp pháp, vì khi đó người Anh cầm quyền chính danh ở Vùng bảo hộ Duyên hải Niger (nay là Nigeria). 2006: Nigeria là một trong hai nước châu Phi đầu tiên tham gia Công ước UNIDROIT 1995 về hoàn trả tài sản văn hóa bị đánh cắp. 2007: Nhóm đối thoại Benin (Benin Dialogue Group) được thành lập giúp kết nối chính phủ Nigeria và các bảo tàng phương Tây nhằm đưa cổ vật hồi hương. 2016: Một số cổ vật Benin thế kỷ 16 được bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 10 triệu USD/món gây tranh cãi trong dư luận. Một tổ chức sinh viên ở trường Jesus College thuộc Đại học Cambridge kêu gọi hoàn trả một tượng đồng Benin trưng bày trong trường cho Nigeria. Tháng 11-2019: Jesus College tuyên bố sẽ hoàn trả tượng đồng Benin mà trường sỡ hữu, sau khi xác định được đó đúng là cổ vật bị cướp trong cuộc tấn công thành Edo. Tháng 4-2020: Dự án Digital Benin - do quỹ nghệ thuật Ernst von Siemens tài trợ - mở văn phòng ở Hamburg (Đức) và Benin (Nigeria) để lập danh sách thống kê cổ vật Benin trong các bảo tàng khắp thế giới.Tháng 10-2020: Dan Hicks, nhà quản lý cổ vật Benin của Bảo tàng Pitt Rivers (Anh), xuất bản quyển The Brutish Museums (Bảo tàng Tàn bạo) phơi bày sự thật về việc quân viễn chinh Anh đã cướp các cổ vật Benin.Tháng 5-2021: Barnaby Phillips, cựu phóng viên Anh hoạt động ở Châu Phi và rất am tường về Nigeria, xuất bản quyển Loot (Cướp bóc), chứng minh rằng hầu hết cổ vật Benin đã bị quân viễn chinh Anh thu giữ và chia chác như các chiến lợi phẩm. 24-3-2021: Đại học Aberdeen ở Scotland tuyên bố sẽ hoàn trả một cổ vật Benin cho Nigeria. Bạn đang đọc trong chuyên đề "Cổ vật - bị cướp, bị mất và hành trình đòi lại Tiếp theo Tags: Di sản văn hóaĐòi cổ vậtCướp cổ vậtĐưa cổ vật hồi hươngCổ vật châu PhiBéninCựu thuộc địa
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Nhân viên quán bia kể lúc đập khóa, dập tắt ngọn lửa trong căn nhà bốc cháy HỒNG QUANG 22/11/2024 Phát hiện đám cháy bùng lên trong căn nhà khóa cửa, 3 người đàn ông làm việc ở quán bia gần đó đã tiếp cận để phá khóa. Họ sau đó dùng bình cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.
Chỉ có 10% người tiêu dùng thực hiện những gì họ tuyên bố về hành vi môi trường NHƯ BÌNH 22/11/2024 72% người Việt nói sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm thân thiện môi trường. Nhưng khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 10% người tiêu dùng thực hiện những gì họ tuyên bố khi nói đến hành vi môi trường.
Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB BÌNH KHÁNH 22/11/2024 Một số kiểm toán viên thuộc các công ty nổi tiếng như Ernst & Young Việt Nam, KPMG vừa bị đình chỉ đến hết năm 2024. Ngoài ra, Kiểm toán DFK Việt Nam và Moore AISC cũng có kiểm toán viên bị đình chỉ.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.