Một ca tái tạo van tim từ màng tim tự thân tại Bệnh viện E - Ảnh: BVCC
Cùng với Bệnh viện E, 3 điểm cầu khác là Đại học Bệnh viện Kyushu (Fukuoka, Nhật Bản), Đại học Sakra World (Bengaluru, Ấn Độ), Trung tâm tim mạch quốc gia Harapan Kita (Jakarta, Indonesia).
Theo GS.BS Shinji Miyamoto - Đại học Bệnh viện Kyushu (Fukuoka, Nhật Bản), trước đây bệnh van động mạch chủ được điều trị bằng phẫu thuật thay van nhân tạo. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ Ozaki sử dụng màng tim tự thân được sử dụng rộng rãi.
Phẫu thuật Ozaki bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 2007, hiện đã được triển khai trên toàn thế giới với hơn 2000 trường hợp.
Ưu việt của phương pháp này là giá thành phù hợp với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam do không phải mua van tim nhân tạo (giá khoảng 40 triệu đồng), bệnh nhân không phải sử dụng thuốc chống đông, van tim mới phù hợp kích cỡ từng bệnh nhân.
GS.TS Lê Ngọc Thành - giám đốc Bệnh viện E - cho biết Trung tâm Tim mạch của bệnh viện là một trong những nơi triển khai thành công phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki.
Đến nay đã có 107 người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp này, sau khi trở về cuộc sống bình thường, van tim hoạt động rất tốt, không phải dùng thuốc chống đông máu.
GS Lê Ngọc Thành mong muốn chuyển giao kỹ thuật này cho các bác sĩ chuyên ngành tim mạch ở các bệnh viện khác như Chợ Rẫy (TP.HCM), Y dược TP.HCM, Nhi trung ương, Tim Hà Nội, Đa khoa Việt Tiệp (Hải Phòng), Đa khoa Thanh Hóa, Đa khoa Thái Bình, Đa khoa Hải Dương…, giúp người bệnh hưởng lợi từ những tiến bộ khoa học trong điều trị các bệnh lý tim mạch, trong đó có van động mạch chủ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận