Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng bệnh lý cơ thể không sản xuất đủ insulin (hormone kiểm soát đường trong máu) và không thể sử dụng nội tiết tố này một cách hợp lý. Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất insulin là men xúc tác glycosyltransferase (GnT- 4a), giúp tuyến tụy xác định lượng đường trong máu và tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Một khi không đủ insulin, lúc đó tế bào mỡ và cơ không nhận được chất đường đầy đủ. Chất đường lưu lại trong máu quá nhiều, một phần sẽ đi vào trong tế bào thần kinh, một phần sẽ qua thận để thải ra nước tiểu.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp nhất ở lứa tuổi ngoài 40, hơn 80% người bị bệnh béo phì. Nhiều người không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi làm xét nghiệm máu và nước tiểu.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 biểu hiện khác nhau trên từng người bệnh. Triệu chứng xuất hiện theo thời gian bao gồm cảm giác đói, khát nước, đi tiểu nhiều lần, nhìn mờ, mệt mỏi, tê hoặc ngứa bàn tay, bàn chân, vết thương lâu lành dễ bị nhiễm trùng. Ở nam giới dễ bị bệnh bất lực (liệt dương).
Để biết mình có bị béo phì hay không, chúng ta dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Khi đó:
BMI= 18,5 - 24,99 là giới hạn bình thường.
BMI= 25 - 29,99 là thừa cân độ 1.
BMI= 30 - 39,99 là thừa cân độ 2.
BMI> 40 là thừa cân độ 3.
Để biết chắc chắn có bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không, phải kiểm tra lượng đường trong máu sau 2 lần làm xét nghiệm lúc nhịn đói, lớn hơn 140mg/dl hay 7,8mmol/l. Do đó, việc làm giảm thể trọng ở những người mập như ăn kiêng, tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận