TTCT - Năm nay, chủng gây bệnh tay chân miệng Enterovirus 71 đã có sự thay đổi dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch như dự báo của một số chuyên gia. Giữ gìn vệ sinh là một biện pháp đơn giản phòng bệnh hiệu quả - Ảnh: New.eziahp.com PGSVũ Thị Quế Hương, trưởng khoa vi sinh miễn dịch Viện Pasteur TP.HCM, trả lời TTCT vấn đề này. * Thưa PGS, những yếu tố nào làm chủng gây bệnh tay chân miệng Enterovirus 71 tăng từ 42% (năm 2005) lên đến 72% như hiện nay? Điều này đã ảnh hưởng thế nào đến bệnh dịch? - Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do các virút đường ruột (Enterovirus = EV) gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là type huyết thanh EV71 và một số type huyết thanh của Coxsackievirus nhóm A. Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có biến chứng viêm não ở trẻ em do type huyết thanh EV71 gây ra được xác định đầu tiên tại TP.HCM năm 2003. EV71 được xác định là tác nhân gây bệnh trong 42% ca bệnh tay chân miệng nhẹ và nặng nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM. Sau đó chúng tôi tập trung giám sát các ca tay chân miệng có biến chứng nặng, thay vì giám sát cả nặng và nhẹ như trước đây, nên EV71 đã chiếm tỉ lệ trên 70% trường hợp ở khu vực phía Nam Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Kết quả này tương tự các vụ dịch tay chân miệng do EV71 gây ra ở các nước trong khu vực. PGS Vũ Thị Quế Hương* Các phân nhóm của chủng EV71 đã thay đổi như thế nào? Tại sao khi các phân nhóm này thay đổi sẽ có khả năng làm bùng phát dịch? PGS có thể dự báo tình hình dịch bệnh tay chân miệng trong năm nay? - Dựa vào phân tích trình tự gen, type huyết thanh EV71 được chia thành ba nhóm gen là A, B và C. Trong đó hai nhóm B và C được chia thành phân nhóm B1-B5 và C1-C5. Phân nhóm C5 xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam và thế giới năm 2003, nổi trội năm 2003-2010 và tiếp tục lưu hành ở khu vực phía Nam cho đến năm 2012. Phân nhóm C4 lưu hành đầu tiên năm 2004-2005, nổi trội năm 2011-2012 và lưu hành đến năm 2013. Phân nhóm B5 xuất hiện đầu tiên năm 2011 và nổi trội từ năm 2013 đến nay. Các thời điểm thay đổi phân nhóm nổi trội của type huyết thanh EV71 tương ứng với những năm xảy ra nhiều ca mắc bệnh tay chân miệng ở nước ta (2005, 2011, 2013-2014). Kết quả tương tự được quan sát ở Đài Loan. Điều này gợi ý mối tương quan có thể giữa việc thay đổi phân nhóm nổi trội của type huyết thanh EV71 với việc bùng phát dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam. Bốn tháng đầu năm nay, Viện Pasteur TP.HCM giám sát liên tục tại các tỉnh phía Nam, phát hiện 100% EV71 là phân nhóm B5. Điều này cho thấy có sự chuyển dịch phân nhóm ở chủng EV71. Như vậy, bệnh tay chân miệng có khả năng bùng phát dịch với nhiều ca bệnh nặng trong năm nay. * Những trẻ em từng mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ bị mắc lại bệnh không, đặc biệt khi có sự thay đổi ở chủng gây bệnh? - Bệnh tay chân miệng do nhiều type huyết thanh của virút đường ruột gây ra và không có miễn dịch chéo giữa các type huyết thanh virút. Vì thế, những trẻ em từng mắc bệnh tay chân miệng do type huyết thanh EV71 gây ra sẽ có miễn dịch với type huyết thanh EV71 (mặc dù có thay đổi các phân nhóm trong type huyết thanh EV71), nhưng vẫn có thể mắc bệnh nhiều lần do các type huyết thanh khác của virút đường ruột (chẳng hạn như Coxsackievirus nhóm A hoặc Echovirus). * Người dân cần lưu ý điều gì khi bệnh dịch có sự thay đổi ở chủng gây bệnh như hiện nay? - Vì EV71 thường gây biến chứng nặng ở bệnh nhân tay chân miệng nên cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bất thường (sốt cao, co giật, rung giật tay chân, rung giật nhãn cầu...) để đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nhằm hạn chế tử vong. Để phòng chống bệnh tay chân miệng, người dân cần tuân theo các biện pháp sau: vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác; không tiếp xúc với trẻ bệnh; cách ly trẻ bệnh tại nhà; không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Ngoài ra cha mẹ, anh chị em hoặc người lớn có thể nhiễm tác nhân gây bệnh nhưng ở dạng nhẹ hoặc không có triệu chứng, gọi là người lành mang trùng, cũng chính là nguồn lây cho trẻ chưa đến trường hoặc không tiếp xúc với bệnh nhân. Tags: Viện Pasteur TPHCM
Bầu cử Mỹ: Ông Trump sắp bỏ phiếu DUY LINH 05/11/2024 Theo báo The New York Times, cuộc bỏ phiếu tại 8 hạt có thể báo hiệu sớm ai là chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Vụ 20 trẻ mầm non vào viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể DƯƠNG LIỄU 05/11/2024 Chiều 5-11, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về vụ việc trẻ nhập viện nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Trường mầm non xã Giang Ma.
Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy và ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vì 'chạy án' ĐAN THUẦN 05/11/2024 Bà Lê Thị Mỹ Châu (chủ tịch HĐQT Công ty Pharmacy Group) bị bắt tạm giam, vì móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để 'chạy án' cho một bị can đang bị Công an TP.HCM tạm giam.
Nhận tiền giúp hoãn nhập ngũ, phó chỉ huy trưởng quân sự bị bắt LÊ TRUNG 05/11/2024 Nhận tiền của người khác để giúp hoãn gọi khám nghĩa vụ và hoãn nhập ngũ, phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã ở Quảng Nam bị bắt tạm giam.