Chính thế, không ít ông bố bà mẹ ra sức “biên tập” lại tính nhút nhát của con, có khi cực đoan. Nhiều ông bố buộc con quay lại “thù này chưa trả không làm người ” với đứa bé vừa ức hiếp nó.
Tuy vậy, nếu nói nhút nhát cũng có cái giá của nó với trẻ, các bậc sinh thành nghĩ sao? Trước tiên, sâu xa, nhút nhát là một “kỹ năng” trời ngầm trao cho trẻ giúp chúng an toàn, thậm chí sống còn. Nhút nhát ngăn cậu bé hiếu động không trèo lên cành khế ngọt cheo leo, rồi lộn cổ xuống đất. Nhút nhát níu chân đứa trẻ không ù chạy ra đường xe cộ để lấy quả bóng…
Với tâm thế ngược lại, sự liều lĩnh, dưới mác gan dạ, lại xô cậu nhóc nhảy ùm xuống nước sâu. Sự gan góc, được đóng dấu cá tính, lại “cổ vũ” cô bé chọc đầu bút vào da thịt...
Ở đây, sự nhút nhát giữ trẻ an toàn, còn nhờ không có gan sôi máu, bệnh gì cữ với thách thức của bạn bè và cả những xúi bẩy đời mới, thử thách Momo là ví dụ…
Khiên cưỡng, nhưng hẳn nhiều người từng biết về sự nhắng nhít của các cô cậu bé mắc chứng “tăng động – giảm chú ý”, trong đó sốt vó hơn cả là các kiểu hành động “liều mình như chẳng có”. Nói lấy được, nhưng không ít thì nhiều ,tính dạn dĩ khiến một số trẻ dễ dàng rơi vào bẫy của “mẹ mìn” hay “yêu râu xanh”.
Như vậy, ít ra với khía cạnh an toàn, sự nhút nhát cũng có chỗ đứng với trẻ . Xét cho cùng, mọi đứa trẻ “nhân chi sơ”đều sẵn máu nhút nhát, ít nhiều, thế này hay thế khác mà thôi. Vô hiệu hóa vị “thần hộ mệnh” này có phần không phải với trẻ. Nếu cần đào tạo lại bụng non gan ,có lẽ cần giữ lại một ít …phòng thân cho trẻ.
Chính các nhà tâm lý , nhà giáo dục, trấn an rằng hầu hết trẻ nhút nhát sẽ gan góc dần theo năm tháng, theo trải nghiệm, nhanh chậm tùy trẻ. Đó cũng là ý ngầm của “ông Trời”, trẻ đã cứng cáp, thì nhút nhát hoàn tất sứ mệnh và sẽ được lấy đi .
Một cậu học trò ngại phát biểu trong lớp, lắm khi bị oan thỏ đế, thật ra vì cậu mất căn bản kiến thức, mắc tật nói lắp, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh sợ đám đông, ngại bạn bè giễu nhại, thậm chí ngại “cửa quyền” của cô giáo. Một đứa trẻ bị bắt nạt có thể vì ngẫu nhiên làm ngứa mắt trẻ trâu chứ chẳng phải đứa mềm như bún. Oan gia, trong số những yên hùng bạo lực học đường, hẳn có không ít đứa từng thụ hưởng lối chỉ dạy “ăn thua đủ” theo triết lý giáo dục của phụ huynh.
Lùi lại trước nguy hiểm, không phải hèn nhát ,đó là sự khôn ngoan của sống còn. Có quá sớm, quá mạnh tay, khi bằng mọi giá buộc một đứa trẻ luôn ưỡn ngực, lên gân, thậm chí liều lĩnh mới được? Chẳng phải khắp nơi, không khó nhìn thấy những thất bại, ở những đứa trẻ tươm tướp cướp lời, thách thức người khác, dưới mác cá tính, miệng bằng tay tay bằng miệng, miệng hùm gan sứa, chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận