Theo khẳng định của văn phòng luật sư Irwin Mitchell tại Anh, những bệnh nhân này đã cấy ghép tủy từ hơn 1.000 thi thể, trong đó có Alistair Cooke - người giới thiệu chương trình của đài truyền hình BBC qua đời ở Mỹ, bị một băng nhóm có tổ chức đánh cắp tại các nhà xác ở New York để bán ra thị trường đen nội tạng người.
Một người phát ngôn của văn phòng này cho biết những bệnh nhân trên đang nằm trong tầm ngắm của vụ xét xử các "tổ chức và các cá nhân ở Anh và Mỹ" liên quan đến đường dây buôn lậu nội tạng người chết ở Mỹ.
Clive Garner, thành viên văn phòng luật sư cho biết họ vẫn chưa thể biết chính xác số bệnh nhân được ghép tuỷ trên. Trong khi đó, theo cơ quan y tế Anh, 25 bệnh viện Anh đã sử dụng các nội tạng bị đánh cắp này đồng thời nhấn mạnh sự việc trên gây ra những nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh như AIDS và giang mai.
Tại Mỹ, bảy giám đốc công ty mai táng tại New York (Mỹ) bị toà án cáo buộc đã tham gia ở nhiều mức độ khác nhau vào một hệ thống buôn lậu xương và nội tạng có quy mô lớn. Đây là đường dây cung cấp nội tạng sang Anh. Theo cơ quan điều tra, hệ thống buôn lậu này đã thu bất chính hàng triệu USD từ những xác người bị đánh cắp.
Để đưa ra ánh sáng, một cuộc điều tra được tiến hành vào năm ngoái đối với công ty Mỹ Biomedical Tissue Services có trụ sở tại bang New Jersey, với cáo buộc đã không kiểm tra rõ ràng nhân thân của những người hiến tạng khi "xuất khẩu" 82 "đơn vị" tủy đến Anh. Từ sự việc trên, từ tháng 2-2006, hàng loạt cơ sở mai táng tại Rochester, Manhattan, Brooklyn và Bronx bị khám xét và bị cáo buộc đã cung cấp các tử thi bất hợp pháp.
Trong vòng năm năm, hệ thống buôn lậu này đã trích xuất nội tạng trên 1.077 tử thi và bán cho các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung ứng cho các cuộc phẫu thuật ghép tạng trên thế giới. Trên thị trường hợp pháp, một tử thi có thể mang lại 250.000 USD cho các công ty này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận