Muốn giải “bài toán” này thì phải đi tìm căn nguyên. Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp các bạn biết được “tội” này “tại ai” để xử lý, chứ đau đông mà chữa tây thì đến tết Công-gô cũng không khỏi.
Trời sinh mũi - họng thông nhau về mặt “kết cấu”, về nơi ăn chốn ở cũng gần nhau trên mặt, nên có khi “tác giả” là cái mũi chứ không phải cái miệng. Tiện nhất là ta tự thân làm công tác “tự phê”: khum bàn tay tầm ngang mũi miệng, lần lượt bịt miệng và mũi phà hơi vào bàn tay, rồi ghi nhận dấu hiệu “dương tính”.
Cách thứ hai cũng bụm - bịt lần lượt miệng - mũi, nhưng nhờ người khác kiểm tra. Cách này tuy được tính khách quan nhưng hơi… tội cho người hợp tác. Cách ba, vẫn nhờ ngoại viện, nhưng đối tượng làm test chọn ngẫu nhiên. Cách này khá chính xác vì “câu trả lời” khá thiết diện vô tư do không biết trước. Cách làm đơn giản, nhận biết phản ứng “tiêu cực” của người đối thoại khi ta nói hay tịnh ngôn chỉ thở bằng mũi để xác định nguồn.
Hiển nhiên nếu đương sự có chứng bệnh tai mũi họng nào đó thì việc xác định “nguyên quán bản địa” mùi hôi không khó.
Chẳng hạn, với chứng viêm amidan mạn thì không lăn tăn gì về gốc tích. Tuy vậy, thực tế có loại mùi hôi hòa quyện lẫn nhau không phân biệt bản quán, chẳng hạn viêm xoang nặng có thể thể hiện bằng đường mũi và cả đường miệng. Thông thường qua test phân biệt mà cả miệng mũi đều chung trách nhiệm thì thường bệnh tình đã nồng nặc khá nặng!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận