- BS ĐÀO XUÂN DŨNG (BS chuyên khoa 2, Sản phụ khoa): Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai thì lây cho con khi mang thai và gây giang mai bẩm sinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang thai qua rau. Trẻ bị giang mai bẩm sinh bú nhờ có thể lây cho bà mẹ này. Thời gian ủ bệnh thường 3-4 tuần lễ.
Điều trị bệnh giang mai tuy tuy không khó vì đã có nhiều thuốc kháng sinh nhưng cần đủ liều và sớm theo từng giai đoạn.
- Với giang mai sớm (2 năm đầu) gồm thời kỳ I, II và giang mai kín sớm: Tiêm Benzathine penicilline G 2.4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, chia mỗi bên mông 1.2 triệu đơn vị. Có thể tiêm thêm 1 liều nữa sau 1 hoặc 2 tuần (hoặc Procain Penicilline 600.000 đơn vị tiêm bắp/ngày/10 ngày). Nếu dị ứng với Penicilline, thay bằng Doxycycline hoặc Erythromycine.
- Giang mai muộn (từ năm thứ 3 trở đi, bao gồm giang mai III: tim mạch, thần kinh): Tiêm Benzathine Penicilline hoặc Procain Penicilline.
Người phụ nữ bị giang mai vẫn có thể có kinh nguyệt bình thường, có thể có thai nhưng dễ lây truyền cho con.
* Một số thông tin sau đây để em biết thêm về bệnh giang mai
Biểu hiện của giang mai:
Với giang mai I, dấu hiệu đầu tiên là vết loét trợt (gọi là săng giang mai), không đau trừ khi có bội nhiễm. Ở nam, có thể thấy săng ở vùng sinh dục ngoài. Ở nữ, thường ở âm hộ... có thể thấy ở ngoài vùng sinh dục. Dù không được điều trị, săng cũng tự khỏi sau 2-6 tuần. Được điều trị, bệnh khỏi nhanh, không để lại di chứng.
Với giang mai II, xoắn khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các tổ chức. Thời kỳ này hạch lan toả toàn thân, không đau, di động, không dính với nhau.
Giang mai II không được điều trị sẽ tiến triển trong vòng 2 năm.
Tiến triển của bệnh giang mai:
Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
Người ta chia giang mai ra làm hai giai đoạn: trong vòng 2 năm đầu với các thời kỳ như giang mai I (tổn thương là săng giang mai), giang mai II (các ban giang mai lan tỏa toàn thân), giang mai kín sớm (chỉ phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh).
Giang mai muộn, còn gọi là giang mai thời kỳ thứ III, hiện nay hiếm gặp do có Penicilline (gây tổn thương các phủ tạng của cơ thể, thường sau 2 năm kể từ khi nhiễm khuẩn).
Bệnh giang mai ảnh hưởng đến phụ nữ có thai:
Mối nguy hại lớn nhất là tử vong thai, giang mai bẩm sinh. Để phòng tránh giang mai bẩm sinh thì người phụ nữ có thai cần được xét nghiệm, phát hiện bệnh giang mai ít nhất 2 lần: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận