Trong đó, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần.
Số mắc sốt xuất huyết cũng liên tục tăng cao, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM. Đến nay cả nước đã ghi nhận trên 115.000 ca mắc và nguy cơ sẽ còn tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, bạch hầu, ho gà, bệnh dại... cũng xuất hiện ở nhiều địa phương. Trong đó, người mắc bạch hầu, sởi... đều không trong nhóm tuổi tiêm chủng thông thường của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Người mắc bạch hầu hầu hết ở tuổi thiếu niên, trong khi trẻ mắc sởi nhiều cháu dưới 9 tháng tuổi là tuổi tiêm mũi sởi đầu tiên... Vì vậy Bộ Y tế đã cho phép một số địa phương tiêm ngừa sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi, đây được coi là mũi tiêm 0, sau đó sẽ tiêm các mũi 1, 2, 3 như lịch tiêm hiện hành.
Tuy nhiên trong tình huống hiện nay, cần làm gì để phòng chống bệnh hiệu quả hơn?
Để trả lời các thắc mắc của bạn đọc trong phòng chống dịch bệnh, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Phòng chống sởi, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm gây dịch", từ 9-11h sáng 3-12.
Chương trình có sự tham gia tư vấn của các khách mời:
- PGS.TS Đỗ Duy Cường, giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
- TS.BS Đỗ Thiện Hải, phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận