Phóng to |
Mệ Lon đang diễn một trích đoạn tuồng cung đình cho nhà nghiên cứu Trịnh Bách xem (ảnh chụp năm 2010) - Ảnh: THÁI LỘC |
Mệ Lon người làng Thế Chí Tây, xã Ðiền Hòa, huyện Phong Ðiền, Thừa Thiên - Huế, theo nghề tại một gánh tuồng ở quê từ hồi rất nhỏ. Mệ lấy theo tên chồng là ông Lâm Duy Lon, một tay đánh trống tuồng cự phách, rất nổi tiếng ở Huế hồi đầu thế kỷ 20. Thập niên 1930, hai vợ chồng được bà chúa Nhứt (Công Tằng Tôn Nữ Tốn Tùy, con gái đầu của vua Dục Ðức) tuyển mộ và nhập nhiều vai chính trong các vở diễn tại trường hát nổi tiếng của phủ bà chúa.
Năm 1964, bà chúa qua đời, trường hát xiêu tán, hai vợ chồng tiếp tục theo một gánh hát lưu diễn nhiều tỉnh thành từ Huế vào tới miền Nam. Chồng mất năm 1979 cũng là lúc mệ từ giã sân khấu tuồng làm nhiều việc khác nuôi con. Là người hiếm hoi nắm giữ rất nhiều bí quyết, ngón nghề tuồng, hơn 30 năm cuối đời mệ Lon luôn đau đáu trước sự biến đổi, phai nhạt từng bước của nghệ thuật tuồng truyền thống - cung đình Huế...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận