TTCT - Ứng cử viên của Đảng Dân chủ Mỹ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, bà Kamala Harris, đã bắt đầu phát biểu nhiều về đường lối chính sách kinh tế bà sẽ theo đuổi nếu đắc cử. Ảnh: The EconomistĐiều đáng nói là, trong khi giới kinh tế cho rằng quan điểm của bà trái ngược với các nguyên tắc kinh tế bình thường, giới bình luận chính trị lại đánh giá những quan điểm như thế sẽ làm hài lòng cử tri.Nói ngắn gọn, trong khi cả bà Harris lẫn đối thủ, ông Donald Trump, đều coi kềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế, bà Harris lại chống lạm phát bằng cách phát thêm tiền cho dân để bù đắp vào giá cả hàng hóa tăng.Tỉ đô và tỉ đôChẳng hạn, bà muốn mở rộng tín dụng thuế trẻ em, cụ thể là cấp khoản tín dụng thuế trị giá 6.000 đô la cho các gia đình có thu nhập trung bình trong năm đầu tiên sinh con và gia hạn chính sách trợ cấp cho trẻ em có từ thời đại dịch. Chi phí cho một chương trình như thế sẽ ngốn của ngân sách Mỹ chừng 1.600 tỉ đô la trong vòng 10 năm.Bà cũng muốn cấp 25.000 đô la hỗ trợ các gia đình lần đầu tiên mua nhà trả góp, tuy không rõ bà sẽ lấy đâu ra tiền để phân phát như thế nếu không thông qua Quốc hội. Thời khủng hoảng tài chính năm 2008, Quốc hội Mỹ từng thông qua gói giải cứu địa ốc bằng cách trợ cấp cho người mua nhà 8.000 đô la tín dụng thuế. Tuy nhiên lúc đó giá nhà đang giảm mạnh, cung vượt cầu; chính sách trợ cấp vì thế nhằm kích cầu và ổn định thị trường địa ốc.Lúc đó, chừng 1,4 triệu người tận dụng chính sách này, chi phí cho ngân sách Mỹ chừng 10 tỉ đô la. Nay tình hình lại khác, cung địa ốc không đủ, nên trợ giá sẽ càng làm giá nhà tăng vọt, gây thêm áp lực lên lạm phát và lãi suất, gồm tiền vay mua nhà trả góp. Bà Harris có kêu gọi xây thêm 3 triệu căn nhà, nhưng đó lại là chuyện của thị trường.Một tuyên bố chính sách khác của bà rõ ràng là dân túy là cam kết không đánh thuế tiền tip cho nhân viên phục vụ. (Đáng chú ý, ông Trump cũng đưa ra ý tưởng này trước đó không lâu). Các nhà kinh tế phê phán một chính sách như thế là vô nghĩa, vì hầu hết nhân viên phục vụ có thu nhập thấp, chưa đến mức chịu thuế, hoặc chịu rất ít thuế. Ngược lại, chủ các nơi cung cấp dịch vụ sẽ càng tìm cách để khách tăng tiền tip, đồng nghĩa họ sẽ giảm tiền lương cứng, và người chịu thiệt sau cùng vẫn là nhân viên phục vụ và người tiêu dùng nói chung.Ảnh: GettyLấy đâu ra tiền?Để trực tiếp kìm cương lạm phát, bà Harris đề xuất trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức sẽ có chính sách phạt thật nặng doanh nghiệp lấy lý do lạm phát để tăng giá bán thực phẩm nhằm hưởng lợi nhuận quá mức. Tuy nhiên, tuyên bố của bà không nói rõ thế nào là "thổi giá" và thế nào là "lợi nhuận quá mức". Các nhà kinh tế nhìn chung phê phán cách kiểm soát giá như thế vì cho rằng nó không hiệu quả; trước mắt có thể làm hàng hóa khan hiếm vì doanh nghiệp sẽ ngưng bán nếu không có lãi.Bà cũng tìm cách kiểm soát giá thuốc, cam kết ấn định mức đồng chi trả cho những người có bảo hiểm y tế để mua thuốc theo toa cao nhất là 2.000 đô la/năm. Bà cho biết sẽ thúc đẩy chương trình bảo hiểm y tế quốc gia Medicare thương thảo với các hãng dược để giảm giá thuốc 40-80% vào năm 2026 và sẽ xóa 7 tỉ đô la nợ chi phí y tế của 3 triệu người Mỹ.Những kế hoạch kinh tế của bà Harris nếu được thực thi đều rất tốn kém cho ngân sách, nhưng bà vẫn cam kết giữ nguyên lời hứa trước đó của Tổng thống Joe Biden là không tăng thuế với gia đình có thu nhập từ 400.000 đô la/năm trở xuống. Không rõ bà sẽ làm gì để bù đắp khoản bội chi ngân sách ước tính sẽ tăng thêm 1.700 tỉ đô la trong 10 năm.Về thuế thu nhập doanh nghiệp, bà giữ nguyên đề xuất trước đó của ông Biden là nâng từ mức 21% hiện nay lên 28%. Đây là khác biệt rõ nhất giữa bà và ông Trump. Lúc làm tổng thống Mỹ, ông Trump đã giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%. Nay ông hứa hẹn nếu đắc cử sẽ tiếp tục giảm thuế còn 15%. Mức 28% như đề xuất của bà Harris là mức khá cao so với các nước phát triển khác, như ở Anh, mức này hiện là 25%. Một điều lạ là theo tờ Financial Times, thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ hiện nay, ở mức thuế suất thấp, lại cao hơn so với thời kỳ có thuế suất cao, chủ yếu do lợi nhuận gia tăng mạnh. ■ Tags: Đảng dân chủChính sách kinh tếBà Kamala HarrisTổng thống Joe BidenTổng thống Mỹ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức bộ máy công an 3 cấp 'bộ, tỉnh, xã', không tổ chức công an cấp huyện THÀNH CHUNG 24/01/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương.
Trung ương Đảng cho ý kiến giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 THÀNH CHUNG 24/01/2025 Trung ương Đảng cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 để Bộ Chính trị chính thức giới thiệu Quốc hội bầu, phê chuẩn theo quy định.
Trực tiếp: Tình hình giao thông cửa ngõ phía đông TP.HCM ngày 24-1 24/01/2025 Mời quý bạn đọc xem tình hình giao thông tại cửa ngõ phía đông TP.HCM ngày 24-1 (25 tháng Chạp). Nhiều gia đình bắt đầu về quê các tỉnh miền Trung, miền Bắc ăn Tết 2025, lượng xe di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết.
Vì sao tuyển Việt Nam không còn mặn mà với sân Mỹ Đình? NGUYÊN KHÔI 24/01/2025 Thật khó tưởng tượng sân vận động quốc gia lại không phải là lựa chọn số 1 của đội tuyển Việt Nam. Nhưng điều đó lại đang đúng với sân Mỹ Đình (Hà Nội).