Công ty cổ phần tơ lụa Bảo Lộc - Ảnh: ĐỨC HUY |
Trước đó, qua trinh sát, cơ quan điều tra phát hiện công ty này lén lút xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường và tiến hành bắt quả tang khuya 14-7.
Ông Nguyễn Trung Hiếu - tổng giám đốc công ty, được mời đến làm việc nhưng đã từ chối và giao ông Nguyễn Văn Triển - tổ trưởng phụ trách sản xuất, làm việc với đoàn.
Tại thời điểm kiểm tra, cảnh sát môi trường xác định, hệ thống xử lý nước thải của Công ty không hoạt động, công tắc bơm nước thải được để ở chế độ tự động.
Theo đó, nước thải trong quá trình giặt, nhuộm được đấu nối vào một hố ga, sau đó chảy ra bể chứa. Bể chứa này thông với nhiều bể chứa khác. Khi các bể chứa đầy nước thải sẽ chảy qua đường ống vào hố ga bên trong khuôn viên nhà máy rồi theo 3 đường ống chảy qua hố ga bên ngoài nhà máy. Và từ đây theo đường cống ngầm xuyên qua khu vực dân cư rồi chảy thẳng ra suối.
Ngày 15-7, sau khi thu thập một số chứng cứ về việc xả thải sai quy định, Phòng Cảnh sát Môi trường chính thức kiểm tra toàn bộ quy trình xả thải của công ty. Kết quả kiểm tra cho thấy hệ thống xử lý nước thải của công ty đã ngừng hoạt động từ lâu, máy móc hen rỉ, trong khi từ tháng 5-2013 đến tháng 6-2016 công ty tiêu thụ hết hơn 9 tấn hóa chất các loại.
Cơ quan điều tra yêu cầu công ty ngay lập tức chấm dứt hoạt động xả thải không qua xử lý ra môi trường, tháo dỡ cống ngầm dẫn thải ra suối, lắp đồng hồ đo lưu nượng nước thải, có văn bản giải trình về việc nhập, xuất hóa chất xử lý chất thải.
Nước thải của công ty cổ phần tơ lụa chảy ra suối dân sinh - Ảnh: ĐỨC HUY |
Nước thải của công ty cổ phần tơ lụa chảy ra suối dân sinh - Ảnh: ĐỨC HUY |
Cảnh sát Môi trường lấy mẫu nước thải từ công ty xả ra môi trường - Ảnh: ĐỨC HUY |
Kiểm tra quy trình sản xuất và xử lý thu gom chất thải rắn trong công ty - Ảnh: ĐỨC HUY |
Công ty cổ phần tơ lụa Bảo Lộc thành lập từ năm 1993 (trước là Công ty dệt may lụa tơ tằm 2-9 thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam), quy mô nhà xưởng rộng 13.545m2, thường xuyên có 137 công nhân làm việc.
Công ty từng bị UBND tỉnh Lâm Đồng phạt hành chính gần 300 triệu đồng do không lập đề án bảo vệ môi trường; xả thải trên 10m3/ngày đêm vào nguồn nước trong khi không có giấy phép xả thải vào nguồn nước; xả nước thải vượt tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép trên 10 lần; khai thác, sử dụng nước dưới đất dưới 200m3/ngày đêm trong khi không có giấy phép khai thác sử dụng nước nguồn.
Gần 9 tháng sau, công ty không chấp hành quyết định xử phạt buộc UBND tỉnh Lâm Đồng phải ra quyết định cưỡng chế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận