Khai thác cát tại sông Vu Gia đoạn qua xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) - Ảnh: TẤN LỰC
Không ai không đặt ra câu hỏi: Tại sao như vậy, có gì mờ ám không? PV Tuổi Trẻ ghi nhận việc , sỏi ở hai địa phương.
30km sông, 19 mỏ cát
Trên sông Vu Gia, đoạn qua huyện Đại Lộc (Quảng Nam), tình hình khai thác cát, sỏi diễn ra phức tạp.
Một đoạn sông Vu Gia vài trăm mét đoạn qua cầu Hà Nha (xã Đại Đồng) có hàng chục xe tải, ghe tàu đua nhau sục ống xuống lòng sông mà hút. Sông cạn nước thì các công ty đưa luôn cả xe múc, xe đào xuống lòng sông.
Tình trạng khai thác cát, sỏi rầm rộ nhiều năm qua gây bồi lở dòng sông, ảnh hưởng đất sản xuất, đường sá bị hư hỏng do các xe chở cát, sỏi cày xới mỗi ngày.
Bí thư Huyện ủy Đại Lộc Nguyễn Công Thanh cho biết đoạn sông Vu Gia qua huyện dài 30km nhưng có đến 19 mỏ cát được khai thác, "mỗi năm chỉ đóng mấy tỉ đồng".
"Sắp tới các mỏ cát hết hạn thì đóng cửa luôn, không cấp phép lại. Sau đó sẽ sắp xếp và tiến tới đấu giá khai thác trữ lượng" - ông Thanh cho hay.
Theo báo cáo của Sở TN-MT Quảng Nam, hiện tỉnh quy hoạch 184 mỏ, điểm khai thác cát, sỏi diện tích hơn 1.700ha với trữ lượng 60 triệu m3, đã cấp phép cho 28 doanh nghiệp với 37 giấy phép khai thác cát, sỏi, chủ yếu tập trung ở sông Vu Gia - Thu Bồn.
Tại hội nghị về quản lý việc khai thác cát, sỏi mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu chỉ đạo quy hoạch lại các điểm mỏ, giảm số lượng doanh nghiệp khai thác. Trên sông Vu Gia - Thu Bồn chỉ để lại dưới 10 doanh nghiệp, các giấy phép đã cấp không gia hạn, sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ông nói tỉnh sẽ kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, lập bến bãi thu mua cát, sỏi trái phép.
Công an tỉnh tăng cường các đợt tấn công trấn áp tội phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, mua bán cát, sỏi trái phép, xem xét khởi tố hình sự một số vụ án trọng điểm để răn đe.
Vô tư hút cát, vô tư vận chuyển
Tại Tiền Giang, dù trên địa bàn tỉnh không còn mỏ cát nào được cấp phép hoạt động nhưng tình trạng các ghe bơm vẫn hoạt động gần như bình thường.
Một cán bộ phụ trách thuộc lực lượng cảnh sát đường thủy cho rằng chỉ xử lý phương tiện khi bắt quả tang. Còn chuyện phương tiện đã hút đầy và di chuyển trên sông thì không thể xử lý.
Dễ dàng nhận biết những hình ảnh này khi đứng ở các cửa sông nhỏ như sông Bảo Định (TP Mỹ Tho), kênh Nguyễn Tất Thành (Châu Thành), sông Ba Rài (Cai Lậy)...
Vào ban đêm, các phương tiện này ra vào các mỏ cát gần như công khai dù trên địa bàn có đầy đủ các lực lượng kiểm tra kiểm soát.
Ông N., chủ một phương tiện bơm hút cát hoạt động trên tuyến kênh Nguyễn Tất Thành, cho biết từ ngày nghị định 33 ra đời, các phương tiện bơm hút có xu hướng trang bị ghe nhỏ hơn 50m3.
Trang bị như vậy vừa rẻ tiền vừa cơ động và nếu bị bắt quả tang thì chỉ bị phạt hành chính. Còn nếu trang bị ghe bơm hút công suất lớn nếu bị bắt sẽ bị tịch thu, rủi ro rất cao nên cánh bơm hút cát hiện nay gần như không đóng mới phương tiện bơm hút cát lớn.
Phạt như... gãi ngứa!
Theo báo cáo của Sở TN-MT Tiền Giang, trong năm 2018 lực lượng chức năng đã phát hiện 16 trường hợp vi phạm, xử phạt 14 trường hợp với tổng mức xử phạt 49 triệu đồng.
Ngoài ra còn phối hợp kiểm tra, phát hiện 155 trường hợp vi phạm khai thác khoáng sản không có giấy phép, xử phạt hơn 2 tỉ đồng.
Trong khi đó, mới đây Sở TN-MT Quảng Nam qua kiểm tra 19 doanh nghiệp đã lập 12 biên bản vi phạm, phạt tiền 389 triệu đồng, tước giấy phép khai thác 2 tháng với một doanh nghiệp.
Sở TN-MT Quảng Nam nhìn nhận các đối tượng lợi dụng địa hình sông nước, khu vực giáp ranh, đêm tối khó kiểm soát để khai thác cát trái phép và sử dụng nhiều phương thức, kể cả theo dõi, đối phó sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận