Hình ảnh Mặt trời “cười” được NASA chụp lại - Ảnh: INTERESTING ENGINEER
Khi Mặt trời từ từ tiến gần đến cực đại của Hệ Mặt trời, hoạt động trên bề mặt Mặt trời bắt đầu tăng lên.
Các nhà thiên văn học đã phân tích chặt chẽ các sự kiện xảy ra trên bề mặt Mặt trời, khi ngôi sao này đảo lộn các cực sau chu kỳ 11 năm của nó. Mặc dù hầu hết các sự kiện đều được các nhà thiên văn chứng kiến và nắm bắt trước đây, nhưng lần này có một điều gì đó mới mẻ để quan sát và học hỏi, chẳng hạn như "nụ cười" của Mặt trời.
NASA đã lưu ý trên Twitter: "Đài quan sát động lực học Mặt trời của NASA đã bắt gặp Mặt trời "mỉm cười". Nhìn dưới ánh sáng cực tím, những mảng tối này trên Mặt trời được gọi là lỗ vành nhật hoa và là những vùng mà gió Mặt trời thổi nhanh ra ngoài không gian".
Trang tin Interesting Engineering giải thích: Mặt trời hoạt động mạnh sẽ dẫn đến từ trường lớn trên bề mặt của nó. Đôi khi từ trường này tập trung ở một số khu vực nhất định và đột ngột dừng lại hiện tượng đối lưu. Điều này làm giảm nhiệt độ bề mặt của khu vực này và quan sát từ Trái đất nhìn nó tối đen được gọi là vết đen Mặt trời.
“Nụ cười” được nhìn thấy trên bề mặt Mặt trời chính là hình ảnh của ba vùng tối hơn. Tuy nhiên, đây không phải là những vết đen được gọi là lỗ vành nhật hoa. Vì vết đen Mặt trời có từ trường quay ngược trở lại chính chúng, còn các lỗ vành nhật hoa là cấu trúc đường từ trường mở cho phép gió Mặt trời dễ dàng thoát ra ngoài.
Theo trang tin Space.com, những vụ phóng CME khi tương tác với từ trường Trái đất gây ra cơn bão địa từ, có tốc độ gần 3 triệu km/h.
Với việc Trái đất nằm trong vùng bắn của CME, Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã thông báo về một cơn bão địa từ cường độ thấp, cấp G1 vào ngày 28-10.
Bão địa từ cấp G1 thường chỉ gây ra những biến động nhỏ cho lưới điện và cuối cùng làm tăng khả năng xuất hiện cực quang ở các cực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận