21/09/2021 12:00 GMT+7

Bảo Việt dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ nửa đầu năm 2021

V.C
V.C

Sau nửa đầu năm 2021, bức tranh thị phần khối bảo hiểm phi nhân thọ đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, nhờ phát triển bảo hiểm sức khoẻ, tích cực chuyển đổi số - Insurtech, Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục dẫn đầu Top 5.

Bảo Việt dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ nửa đầu năm 2021 - Ảnh 1.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhờ kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh, trong đó tập trung đầu tư chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nhờ đó giúp thị trường bảo hiểm phi nhận thọ giữ vững nhịp tăng trưởng.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, lũy kế nửa đầu năm 2021 doanh thu phí bảo hiểm gốc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 29.592 tỉ đồng, tăng hơn 9,3% so với cùng kỳ.

Top 5: Bảo Việt giữ vững "ngôi vương" nhờ số hóa, MIC "soán" vị trí PIJICO

Dịch COVID-19 đã tác động phần nào đến bức tranh thị phần khối bảo hiểm phi nhân thọ trong nửa đầu năm nay.

Dựa vào số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có thể thấy Top 5 doanh nghiệp dẫn dầu lần lượt thuộc về: Bảo hiểm Bảo Việt (doanh thu phí bảo hiểm gốc là 4.593 tỉ đồng, chiếm 15,52% thị phần toàn thị trường), PVI (4.490 tỉ đồng, chiếm 15,17% thị phần), PTI (3.022 tỉ đồng, chiếm 10,21% thị phần), Bảo Minh (2.169 tỉ đồng, chiếm 7,33% thị phần) và MIC (1.904 tỉ đồng, chiếm 6,43% thị phần).

Như vậy, năm nay Bảo hiểm MIC đã "soán ngôi" PIJICO để lọt vào Top 5. Các "ông lớn" khác đều giữ vững vị trí.

Có thể thấy, trong bối cảnh đại dịch, với nền tảng là doanh nghiệp lớn và lâu đời nhất tại thị trường Việt Nam, cộng với việc nhanh chóng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đã giúp doanh nghiệp nắm chắc thị phần số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Bảo Việt dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ nửa đầu năm 2021 - Ảnh 2.

Số hóa, tinh gọn hàng loạt quy trình

Đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, trong thời gian qua, doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng khi số hóa xuyên suốt các quy trình bảo hiểm, từ việc tư vấn, thẩm định, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, chữ ký số… cho đến giám định, bồi thường trực tuyến - rút ngắn thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, hướng đến hệ sinh thái số đa dạng, toàn diện đối với khách hàng. 

Doanh nghiệp cũng tạo sự thuận tiện với các đối tác hợp tác, đội ngũ bán hàng.

Bảo hiểm Bảo Việt cho ra mắt các chương trình bảo hiểm bảo vệ trước rủi ro an ninh mạng, rủi ro mua sắm chuyển tiền dành cho phân khúc khách hàng SME - bảo hiểm rủi ro cho các hoạt động mua bán trực tuyến của khách hàng cá nhân.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, để tăng trải nghiệm cho khách hàng, doanh nghiệp nỗ lực tạo ra quy trình nhanh - gọn - linh hoạt, đa dạng hóa lựa chọn, đặt yếu tố an toàn sức khỏe là trên hết.

Chiến lược cốt lõi: "Khách hàng là trọng tâm’’

Dịch COVID-19 làm thay đổi phần nào thói quen và cả nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng, ý nghĩa của bảo hiểm, đặc biệt là mảng bảo hiểm sức khỏe.

Điều này cũng thể hiện qua số liệu 6 tháng đầu năm 2021, ở khối phi nhân thọ, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe đạt 8.622 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 29,1% và tăng 6,19% so với cùng kỳ năm trước (Hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam).

Tuy nhiên, giữa đại dịch, nhiều khó khăn cũng đặt ra. Qua khảo sát của Vietnam Report, vấn đề giảm sút thu nhập là một trong những thách thức hàng đầu đến quyết định chi tiêu của khách hàng.

Để thích ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sự chuyển động của thị trường, doanh nghiệp đã tiên phong giới thiệu các chương trình bảo hiểm mới, như "Bảo hiểm 37 Bệnh hiểm nghèo" có phạm vi bảo hiểm bệnh lớn nhất, "An tâm viện phí" chi trả quyền lợi không cần hóa đơn tài chính...

Với mong muốn san sẻ bớt nỗi lo và gánh nặng tài chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, giúp khách hàng được tăng cường những bảo vệ cần thiết, Bảo hiểm Bảo Việt đã liên tục triển khai các chương trình tri ân như tặng phí bảo hiểm, tăng thời gian bảo hiểm từ đây tới cuối năm 2021.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2021: Nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng khá

Trong năm 2021, trước tác động của đại dịch, đa phần các doanh nghiệp bảo hiểm xoay chuyển tình thế, chủ động thích ứng, bằng nhiều việc như mở rộng mạng lưới đơn vị thành viên, đầu tư công nghệ thông tin, tăng cường công tác quản lý, mở rộng kênh bán hàng, nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường và phục vụ sau bán hàng, nỗ lực mang đến sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao.

Trao đổi trên báo chí, lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, với diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch, trong những tháng cuối năm nay thị trường bảo hiểm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Tuy nhiên, với những nỗ lực tích cực từ phía Chính phủ, doanh nghiệp bảo hiểm và người dân trong việc tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, dự kiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2021 vẫn khả quan.

Trong đó ước tính tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 218.881 tỉ đồng (+16,92% so với năm trước), tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 53.056 tỉ đồng (+10,73%).

V.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên